Bị ung thư nhưng cụ bà vẫn thọ hơn 100 tuổi nhờ được mách bí quyết dưỡng sinh đơn giản: Phơi nắng
Da trắng mịn, chẳng còn nếp nhăn lại tốt cho sức khỏe nếu uống sinh tố này mỗi ngày / Chỉ cần uống một cốc nước này mỗi tối mỡ bụng dày bao nhiêu cũng mất sau 1 tuần
Bí quyết dưỡng sinh của cụ bà bị ung thư vẫn sống khỏe
Vào năm 106 tuổi, bà đã công bố bí quyết sống thọ và gìn giữ sắc đẹp của mình, trong đó có một bí quyết dễ bị bỏ qua nhưng lại là quan trọng nhất.
Bà Trương Minh Châu có hai thói quen lớn, một là kiên trì đi bộ, các công viên lớn đều là những nơi mà bà thường hay đi. Mọi người đều quen biết bà và bà cũng trò chuyện với mọi người rất vui vẻ. Thứ hai là phơi nắng, sau khi ăn hoặc trong lúc đi bộ, bà luôn phơi nắng.
Bạn đừng xem thường việc phơi nắng này, bạn không cần tốn một đồng xu nào, cũng không cần vận động nhưng nếu phơi cách đúng cách thì sẽ có tác dụng to lớn.
Ánh nắng mặt trời rất quý, phơi nắng giúp cơ thể khỏe mạnh. Người lớn tuổi phơi nắng có lợi cho việc bổ sung dương khí, các chức năng nội tạng trong cơ thể đều dựa hoàn toàn vào dương khí, nếu đủ dương khí thì khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể sẽ được nâng cao.
Trong Đông Y, phơi nắng được gọi là “thiên cứu”, cũng có nghĩa là thiên nhiên đốt ngải cứu cho chúng ta. Chúng ta đều biết đốt ngải cứu cứu là cách bổ sung dương khí tốt nhất, nhưng đốt ngải cứu cần phải xem xét, không phải ai cũng phù hợp và đốt quá nhiều sẽ bị phát hỏa.
“Thiên cứu” thì không gặp phải vấn đề này, việc này thuộc về “cách làm ấm” trong Đông y, không có bất cứ tác dụng phụ nào, phù hợp với tất cả mọi người.
Muốn khỏe mạnh thì chúng ta phải đủ dương khí, tay chân phải ấm, ngũ tạng chắc chắn, tinh thần vui vẻ và phơi nắng chính là cách chữa bệnh tốt nhất mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta.
Phơi nắng tuy đơn giản, nhưng bạn phải làm đúng cách thì mới có tác dụng.
1. Phơi đỉnh đầu bổ sung canxi
Có rất nhiều người thường thích đội nón khi phơi nắng, thật ra thì ánh nắng mùa xuân hoàn toàn không mạnh, nếu mặc trang phục dày và đội nón thì không thể nào phát huy được tác dụng của việc phơi nắng.
2. Phơi phần lưng làm dịu tỳ vị
“Phía trước là âm, phía sau là dương, phơi nắng phần lưng có tác dụng bổ sung dương khí.” Dương khí suy yếu sẽ khiến tay chân lạnh, thường xuyên bị khó chịu tỳ vị như lạnh bụng hoặc ăn đồ lạnh xong bị tiêu chảy…
Phơi nắng phần lưng vào mùa xuân có thể khử khí lạnh ở tỳ vị, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, các lương y thời nhà Thanh từng chỉ ra rằng “lưng là dương, chủ chi tim phổi”, phơi nắng phần lưng còn có thể làm thông kinh mạch ở lưng, có lợi cho tim phổi.
3. Phơi nắng hai chân sẽ không bị chuột rút
Người mà “chân luôn lạnh” nên thường xuyên phơi nắng. Phơi nắng hai chân có thể loại bỏ khí lạnh ở chân rất tốt, có tác dụng làm dịu chứng chuột rút chân, đồng thời có thể tăng tốc độ hấp thu canxi ở chân giúp hai chân khỏe hơn, rất tốt trong việc phòng chống loãng xương.
Đặc biệt là những người vị viêm khớp phong thấp, phơi nắng vào mùa xuân có thể hoạt hóa mạch máu, làm dịu bệnh tình, có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
4. Phơi nắng vào lúc nào là tốt nhất?
Thông thường từ 6-10 giờ sáng là thích hợp nhất để phơi nắng. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời mạnh nhất, tia cực tím yếu đi, có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp cơ thể phát nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, lưu thông máu, tăng cười sức sống cho cơ thể.
Từ 4-5 giờ chiều cũng là thời gian phơi nắng tốt, đặc điểm chiếu sáng trong khoảng thời gian này là chùm sáng D trong tia cực tím khá nhiều, đây là lúc tốt nhất để tích lũy “vitamin ánh sáng” – vitamin D cho cơ thể, đồng thời còn có thể thúc đẩy ruột hấp thu canxi và phốt-pho, tăng cường thể chất, đẩy mạnh việc tăng canxi cho xương.
Lợi ích không thể bỏ qua nhờ phơi nắng
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể, vì nó có tác dụng kích hoạt các tế bào T. Tế bào T là tế bào miễn dịch, có chức năng tìm kiếm và tiêu diệt tất cả các loại vi trùng và vi khuẩn độc hại gây bệnh. Ngoài ra, tắm nắng còn được sử dụng như phương pháp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh như cảm cúm, viêm phổi, lao phổi,...
Giúp tinh thần vui tươi, sảng khoái
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì ánh nắng có một tác dụng tuyệt vời là làm tăng nồng độ Serotonin trong cơ thể. Serotonin được mệnh danh là "Hormone hạnh phúc" vì nó có tác dụng xoa dịu căng thẳng, bớt u sầu và giảm trầm cảm giúp con người cảm thấy vui vẻ, lạc quan, yêu đời hơn. Do đó, tắm nắng thường xuyên sẽ mang lại cho bạn tinh thần vui tươi, sảng khoái để bắt đầu ngày làm việc hiệu quả hơn.
Học mèo thói quen tắm nắng ngay, bỏ qua 6 lợi ích tuyệt vời sau thì phí lắm! - Ảnh 2.Ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch
Chúng ta biết rằng, huyết áp cao là một trong những yếu tố chính dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ánh nắng mặt trời hay các tia UV khiến nitơ lưu trữ trong cơ thể được giải phóng vào máu, làm giãn các tế bào máu từ đó giúp hạ áp huyết. Việc tiếp xúc với nắng mặt trời sẽ làm tăng lưu thông máu, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp, giữ huyết áp ở mức ổn định từ đó làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Giúp ngủ ngon
Khi ánh nắng tiếp xúc với mắt, dây thần kinh thị giác của bạn truyền tín hiệu cho não tạo ra Melatonin – một loại hormone tạo giấc ngủ. Chất lượng giấc ngủ được nghiên cứu là tỷ lệ thuận với hàm lượng Melatonin được tạo ra trong cơ thể. Tức là nếu mức độ sản sinh Melatonin thấp sẽ dẫn đến khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Hormone này sẽ giảm dần theo tuổi tác, hoặc độ lão hóa của cơ thể, đó cũng là lý do tại sao người già lại khó ngủ hơn, ngủ ít hơn và thường thức dậy sớm hơn người trẻ. Nói cách khác, việc tiếp xúc với ánh nắng vào ban ngày sẽ làm Melatonin sản sinh nhiều hơn vào ban đêm, từ đó sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Giúp làn da khỏe đẹp hơn
Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh. Trong một môi trường thiếu ánh sáng sẽ sản sinh ra rất nhiều bào tử nấm mốc, các vi khuẩn gây bệnh. Ánh nắng có tác dụng sát khuẩn có thể giết chết hoặc ngăn chặn vi khuẩn và nấm trên da từ đó ngăn ngừa các bệnh về da như bệnh chàm, vảy nến và đặc biệt là mụn trứng cá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh