Biến vỏ chai nhựa bỏ đi thành "trợ thủ đắc lực" cho khu vườn khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục
Nhà dù chật hẹp cỡ nào bạn cũng cần trồng cây này ngay hôm nay / Hướng dẫn cách trồng cây hoa hồng leo đơn giản cho ra hoa nhiều nhất
“Hầm chứa nước” cho cây
Gọi là “hầm” vì được đặt chai nhựa được đặt ngầm dưới đất. Bạn tìm một vỏ chai có kích thước vừa, dùi thật nhiều lỗ thủng chung quanh thành chai. Chôn thật chặt chai xuống đất sao cho chỉ lộ phần miệng và cổ chai lên trên mặt đất. Đổ nước cho ngập miệng chai.
Một khoảng thời gian sau, khi đất bắt đầu hơi khô, phần đất chung quanh vỏ chai sẽ “co” lại, tạo khe hỏ giừa thành chai và đất, không khí sẽ theo đó mà tràn vào các lỗ dọc thành chai, đẩy một phần nước trong chai tuôn ra thấm vào làm ẩm đất. Khi đất ẩm đúng mức sẽ “giãn” ra, khép kín khe hở giữa thành chai và đất, giúp nước trong chai ngưng tuôn ra.
Trong thời gian đó, phần đất chung quanh chai sẽ luôn ẩm giúp cung cấp nước cho rễ cây trồng xung quanh phát triển tốt. Ngoài ra, nhờ có sự luân chuyển giữa nước và không khí sẽ giúp cho rề cây hấp thụ thêm được dưỡng khí (khí oxygen) và có nơi loại bỏ được tạp khí (khí carbonic). Nhờ thế mà cây sẽ phát triển tốt hơn.
Thông thường nhiều khi dù đã tưới ướt nước ở trên mặt, nhưng đất bên dưới vẫn khô vì nước không thấm đủ làm ướt phía bên dưới mà chỉ tràn lan ở phần mặt trên. Rễ cây thiếu nước sẽ khó phát triển tốt. Với cách này, mọi người chỉ cần nhìn mực nước trong chai là có thể biết được đất khô hay ướt và biết khi nào cần tưới nước.
Chậu cây tự tưới
Dự án DIY này này giúp chị em trồng cây dễ dàng hơn nhiều khi đất luôn duy trì được độ ẩm vừa phải và không phải tưới hàng ngày. Tất cả bạn cần là một chai nhựa hai lít và một vài sợi bấc.
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch chai để loại bỏ hết các chất bẩn còn lại. Tiếp theo cắt ngang thân chai, chia tách 1/3 nửa trên và 2/3 nửa dưới. Sau đó, lật đầu trên xuống. Bây giờ bạn đã có cấu trúc cơ bản của hệ thống cây tự tưới.
Nhà kính mini
Trời ngày hè nắng mưa bất thường khiến cây cối rất khó phát triển, đặc biệt là những cây còn non. Căn nhà kính mini từ chai nhựa sẽ giúp ổn định nhiệt độ, độ ẩm bên trong để hạt và cây mầm không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết bên ngoài.
Sau khi gieo hạt mầm vào trong đất, bạn tận dụng những chiếc chai nhựa trong nhà để chụp lên phía trên chậu cây. Chúng giúp bảo vệ hạt mầm khỏi ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài mà vẫn nhận được đủ ánh sáng để quang hợp.
Hàng ngày, dỡ bỏ lớp ‘kính’ phía trên để tưới nước và cho chậu trồng thoáng khí trong khoảng 30 phút rồi che phủ lại. Lớp nhà kính mini sẽ giúp cây phát triển nhanh và ổn định hơn bình thường khoảng 1.5 lần.
Bình tưới cây
Với các loại hạt mới ươm hay cây vừa mọc còn nhỏ yếu, nếu tưới bằng vòi rất dễ làm dập nát, tổn thương cây. Nếu không có loại vòi phun sương, bạn có thể tận dụng chai nhựa, đục thêm vài lỗ nhỏ.
Chậu trồng cây
Ứng dụng đơn giản và phổ biến nhất của chai nhựa trong vườn nhà là làm chậu trồng cây. Với những loại cây khác nhau, bạn có thể cắt chai thành chậu trồng bằng các cách khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Vườn treo
Rau trồng trong các chai nhựa tươi tốt không kém gì trồng trong các chậu mà lại tiết kiệm thời gian, không gian. Bạn có thể treo nhiều chuỗi chai thành những hàng dọc song song với nhau dọc hàng rào, bờ tường. Có rất nhiều cách làm vườn treo từ chai nhựa mà bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây.
Bình truyền dịch cho cây
Khi đi xa lâu ngày, rất khó để bạn có thể tưới nước cho cây. Từ nay, bạn có thể làm bình chứa nước với các ống dẫn nước nhỏ giọt để làm ướt các chậu cây trong vườn. Chỉ cần đặt bình chứa nước này cao hơn chậu cây, rồi cắm đầu mỗi ống dẫn nước nhỏ giọt vào bầu đất trong chậu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo