Biểu hiện ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang diễn tiến trong bạn
Đây là những loại thực phẩm mà bạn không nên cất giữ trong tủ lạnh / Chuyên gia 'chỉ điểm' 2 thực phẩm gây ung thư gan mạnh hơn bia rượu
Theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường thế giới, có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường trên toàn cầu (2017), dự báo con số này sẽ là 629 triệu vào năm 2045.
Một trong những yếu tố nguy hiểm của căn bệnh là diễn tiến âm thầm. Bởi vậy, nhiều người tiếp tục duy trì các thói quen sinh hoạt khiến bệnh trầm trọng hơn.
Vết thương khó lành là dấu hiệu tiêu biểu của bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Wetreatfeet
Ông Li, 55 tuổi, người Trung Quốc, không bao giờ ngờ rằng vết loét ở bàn chân của mình do bệnh tiểu đường gây ra.
Một tháng trước, vết phồng rộp xuất hiện trên lòng bàn chân của ông. Người này cho rằng đôi giày bị mòn dẫn tới tình trạng trên. Bởi vậy, ông Li không quá bận tâm tới vết thương.
Sau một thời gian, các mụn nước vỡ ra, mảng loét ngày càng lan rộng. Ông Li đã uống thuốc kháng sinh và bôi thuốc nhưng không có tác dụng gì.
Người đàn ông này tới bệnh viện kiểm tra và phát hiện chỉ số đường huyết lúc đói lên cao đột biến. Bác sĩ kết luận ông Li bị tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa, tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân do nồng độ insulin không ổn định.
Bệnh tiểu đường thường âm thầm phát triển, bạn hãy chú ý đến 3 tín hiệu trên bàn chân:
Liên tục tê chân
Bệnh tiểu đường gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên. Bởi vậy, người mắc thường có cảm giác tê ở gan bàn chân. Ngoài ra, họ còn mất cảm giác đau đớn và không cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ. Ví dụ khi nước ngâm chân quá nóng, họ không cảm thấy được nên có thể bị bỏng.
Bệnh nhân bị tê chân nặng có thể khó ngủ vào ban đêm.
Vết thương ở chân khó lành
Thông thường, các vết thương nhỏ trên bàn tay và bàn chân sẽ sớm tự lành. Nhưng với bệnh nhân tiểu đường, vết thương dù bé vẫn có thể tồn tại trong một thời gian dài.
Nguyên nhân chủ yếu do đường huyết trong cơ thể tăng cao, khả năng miễn dịch giảm, vi khuẩn dễ bám vào bề mặt vết thương.
Da chân bị ngứa
Nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ thấy ngứa da chân. Điều này do bệnh tiểu đường làm cho da khô hơn, khiến bàn chân dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công dẫn tới nhiễm trùng, gây ngứa da.
Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cũng nên chú ý đến thể chất của mình, bao gồm cả tình trạng của bàn chân:
- Chăm sóc da, rửa chân thường xuyên và thoa kem dưỡng ẩm.
- Nếu phát hiện thấy vết phồng rộp, trầy xước trên bàn chân, bạn nên khử trùng và giữ cho chúng khô ráo. Nếu vết thương không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để điều trị.
- Chọn giày phù hợp. Bệnh nhân tiểu đường thích hợp với giày hơn một cỡ, rộng và mềm. Không nên đi giày chật, đế cứng để tránh bị đau chân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn