Bình Phước: Rau rừng thơm, ngon, bổ, rẻ mà bán trầy trật, ế ẩm
Hot girl 9X Đồng Tháp về quê trồng ổi Mỹ, mỗi năm bán 90 tấn trái / Trồng dâu nuôi con "nhát như cáy", 10 con 500 triệu còn chưa bán
Người tiên phong trồng các loại rau rừng tại huyện Hớn Quản là ông Nguyễn Văn Nhiền ở tổ 2, ấp 5, xã Tân Khai. Đầu năm 2018, ông được Trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (nay thuộc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện) giới thiệu đi tham quan ở tỉnh Tây Ninh và trồng thử nghiệm rau rừng trên đất của gia đình.
Ông Nhiềutận dụng 2 sào đất trồng thử các loại rau rừng như lá cách, diếc, lộc vừng, mặt trăng, trâm, bí bái, bứa... Đây là những loại rau hương vị chua, chát, có mùi thơm, thường kết hợp với các món nướng, thịt luộc...
Những đọt rau rừng non mơn mởn được ông Nguyễn Văn Nhiền cắt bán cho khách.
Là rau rừng trồng ở vườn nhà nên những loại rau này rất dễ thuần. Với đặc tính ưa mát, hoang dại và ăn đọt non nên rau rừng không cần đến thuốc bảo vệ thực vật. Người dân chỉ bón phân chuồng, tưới nước thì sau 3 tháng sẽ cho thu với những ngọn rau non, xanh mơn mởn.
Từ tháng 3-2018 đến nay, vườn rau rừng của gia đình ông Nhiền đã cho thu hoạch. Trái với hy vọng của gia đình, những loại rau này vẫn còn khá lạ với người dân trong huyện. Đem bán ở chợ không được, ông Nhiền mang đến các nhà hàng, quán nhậu ở xã Minh Hưng (Chơn Thành) để giới thiệu. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ chậm, giá chỉ 30 ngàn đồng/kg và chỉ bán được 2-3kg/tuần. Trong khi đó, nếu hái cách ngày thì vườn rau của ông có thể cho thu 10kg/ngày.
Ông Nhiền cho biết: “Tôi tham quan tại tỉnh Tây Ninh, thấy người ta thành lập hợp tác xã rau rừng và đưa về một đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ, vừa ổn định đầu ra cho người trồng vừa bán được giá cao hơn. Ở Hớn Quản do chỉ mình tôi tự trồng, tự “bơi” nên “đuối” lắm. Hiện nay rau đang phát triển mạnh nhưng vẫn chưa có đầu ra cho sản phẩm. Để có thị trường và đặt tên cho rau rừng Hớn Quản thì cần phát triển thêm người trồng, từ đó mở rộng thành hợp tác xã như ở Tây Ninh sẽ ổn định hơn”.
Với giá từ 20-30 ngàn đồng/kg, đây có thể là mô hình đảm bảo nguồn thu ổn định cho một bộ phận nông dân. Để rau rừng Hớn Quản phát triển như ở Tây Ninh, người dân cần được hỗ trợ để bước đầu tiếp cận thị trường ổn định, sau đó nhân rộng, tiến tới thành lập Hợp tác xã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Con vật được xem như 'lộc trời cho', chui ra từ bụi rậm, nhìn không ai dám ăn nhưng lại là đặc sản có giá 350.000 đồng/kg