Đời sống

Bố ghép tên những người ghét nhất để đặt cho con, cô gái mang cái tên khó ngờ

Với nhiều người, tên gọi chỉ là một cách xưng hô nhưng với Quý Thư (sinh năm 1997, sống tại Bà Rịa – Vũng Tàu) tên còn là cách để cô gây ấn tượng nhanh chóng với người đối diện. Bởi lẽ, cô nàng mang một cái tên quá đặc biệt: Phạm Hoàng Trung Kính Quý Thư.

Sở hữu ngay 8 món đồ có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên healthy hơn / 'Lộc trời' bò ra từ trong hang đá trên núi, ngày mưa dân đi dân bắt về bán 250.000 đồng/kg thành đặc sản lạ

Trong khi đa phần mọi người chỉ mang tên 3 chữ hoặc 4 chữ thì tên gọi của Quý Thư lên tới 6 chữ. Cô miêu tả tên của mình “dài hàng kilomet” và điều đó đem đến cho cô nàng muôn vàn rắc rối.

Quý Thư chia sẻ, tên của cô do bố đặt với mục đích tạo nên sự khác biệt, không trùng với bất kỳ ai. Cái tên ra đời theo cách ghép họ của bố (họ Phạm), tên của con (tên Thư) và nguyên dãy tên đệm Hoàng – Trung – Kính – Quý là tên của những người ông ghét nhất trong đời.

“Chắc không ai giống bố mình, lấy tên của những người mình ghét ghép lại để đặt tên cho con. Ba mình mất rồi, mình cũng không hiểu vì sao ba ghét họ và lại đặt cái tên dài hàng cây số như vậy cho mình”, Quý Thư cười chia sẻ.

Thuở nhỏ, cô gái Vũng Tàu luôn ao ước mình có cái tên bình dị như các bạn. Bởi lẽ, cái tên dài dằng dặc kia khiến Quý Thư gặp nhiều tình huống “khó đỡ”.

“Vì cái tên lạ mà mình luôn bị mọi người soi xét, tò mò. Khi làm việc gì liên quan đến giấy tờ, ai nghe tên mình xong cũng hỏi ngọn nguồn, mình lại phải giải thích một lượt. Có lần, mình đi làm hồ sơ gì đó, cán bộ đem câu chuyện tên lạ của mình đi kể hết một lượt rồi mới quay lại xử lý giấy tờ. Mình xấu hổ muốn độn thổ luôn”, Quý Thư kể lại.

Quý Thư mất khá nhiều thời gian mới chấp nhận được cái tên đặc biệt của mình.

Suốt thời đi học, khi làm các bài kiểm tra trên giấy, Quý Thư phải viết tắt tên mình thành “Phạm H.T.K.Q.Thư” vì để tiết kiệm thời gian và do phần trống dành cho viết tên không đủ. Thi thoảng, thầy cô hay nhầm tên cô là Quỳnh Thư hoặc không thể dịch được toàn bộ tên 6 chữ kia. Nhưng sau một thời gian làm quen, chỉ cần tên viết tắt là thầy cô nhận ra tên Quý Thư.

“Khi tham gia các kỳ thi chính thức, mình buộc phải nhớ không được viết tắt kẻo bài thi không được công nhận. Nhưng lại có một rắc rối khác là phần dành cho viết tên quá ít, mình phải viết chen chúc mới đủ chỗ cho cái tên 6 chữ", Quý Thư chia sẻ.

Khi trưởng thành, Quý Thư không còn thấy tên của mình phiền hà như trước. Ngược lại, cô rất yêu thích tên gọi độc lạ này bởinhờ nó,cô trở nên khác biệt với số đông. Cô cũng dễ làm quen với khách hàng, công việc buôn bán cũng thuận lợi hơn.

Dẫu vậy, khi có con Quý Thư cũng muốn đặt cho con cái tên giản dị như bao người, để con không rơi vào những tình huống “khó đỡ” như bản thân cô từng trải qua.

- Video nhờ đồng nghiệp chở đi khám thai, tôi chết lặng khi thấy hành động của chồng.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm