Đời sống

Bỏ một chiếc đũa vào thùng rác: Lợi ích bất ngờ ai biết cũng vội học theo

Bỏ một chiếc đũa vào thùng rác đơn giản mà giải quyết được vấn đề nhà nào cũng cần.

Mẹo làm đẹp bằng cà phê bạn bắt buộc phải biết trong Tết / 6 mẹo trang điểm tự nhiên nhất bạn phải nhớ trong ngày Tết

Thùng rác trong nhà chúng ta nếu không được đậy kín túi sẽ rất dễ bám bẩn, sau này sẽ khó vệ sinh hơn. Trong trường hợp cái túi rác quá nhỏ so với thùng rác thì chúng ta chỉ cần tìm một chiếc đũa và một con dao sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn này.

bo-mot-chiec-dua-vao-thung-rac-loi-ich-nha-nao-cung-can_1
Ảnh minh họa.

Chuẩn bị dụng cụ:

+ Một chiếc đũa dùng một lần

+ Một con dao, băng dính hai mặt hoặc keo nóng chảy (502)

Cách thực hiện như sau:

Bước 1:Bạn lấy đũa dùng một lần ở nhà ra và lấy dao chặt nó thành vài đoạn ngắn.

 

Lưu ý: Khi chặt bạn không được chặt quá ngắn cũng như không được chặt quá dài. Chúng ta dùng hai đoạn ngắn gắn vào cạnh thùng rác để hình thành 2 tai làm chỗ để treo dây cầm tay của túi rác như vậy sẽ tiện lợi hơn khi sử dụng.

Bước 2:Nếu trong nhà có keo nóng chảy ta có thể dùng keo nóng chảy để gắn đoạn đũa vào mép cạnh thùng rác, nếu không có ta cũng có thể dán bằng keo hoặc băng dính hai mặt. Sau khi dán xong chúng ta mới tận dụng được.

bo-mot-chiec-dua-vao-thung-rac-loi-ich-nha-nao-cung-can_2

Bước 3:Chúng ta cho một túi rác nhỏ vào thùng rác, sau đó treo tay cầm của túi lên đoạn đũa, để khi vứt rác, túi không bị tuột xuống dưới thùng rác, đồng thời có thể ngăn thùng rác bị bẩn.

Bằng cách này, chúng ta có thể giải quyết vấn đề túi nhỏ với thùng rác lớn. Nếu trong nhà bạn có thừa vỏ chai, bạn cũng có thể lấy ra cắt đôi, sau khi cắt chúng ta có thể dùng bật lửa đốt cháy mép vỏ chai để không bị đau tay. Nếu có keo nóng, chúng ta có thể dùng keo nóng để dán bình lên. Nếu không có keo nóng chảy thì tốt nhất không nên dùng băng dính hai mặt mà nên dùng keo trong suốt, để cố định sẽ không dễ bị rơi ra.

bo-mot-chiec-dua-vao-thung-rac-loi-ich-nha-nao-cung-can_3

Bên cạnh tái chế những chiếc túi ni lông thành túi đựng rác thì có nhiều cách tái chế khác cũng khá hữu ích mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng rác thải, tiết kiệm nguồn năng lượng từ đó tạo sự phát triển bền vững cho xã hội.

 

Nhiều hộ gia đình đã và đang tái chế túi ni lông làm thành các chậu đựng đất trồng cây, ươm cành. Nó vừa tạo sự độc đáo, thẩm mỹ vừa giúp người dùng tiết kiệm được chi phí mua vật dụng. Quan trọng nhất là hành động này đã góp phần bảo vệ môi trường.

bo-mot-chiec-dua-vao-thung-rac-loi-ich-nha-nao-cung-can_5

Hoặc thay vì việc mua các loại bao tay bằng nhựa dày cộm trên thị trường, bạn có thể tái chế rác thải từ túi ni lông làm thành các loại bao tay, tiện lợi cho các công việc sinh hoạt trong gia đình như hốt rác, cầm nắm các đồ vật bẩn mà không cần tiếp xúc da tay trực tiếp. Việc làm này vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình mình.

Mặt khác, túi ni lông ngày càng đa dạng về màu sắc, do vậy sau khi sử dụng xong, bạn vẫn có thể tái chế túi ni lông để làm đồ trang trí nhà cửa như chiếc đèn lồng trước sân nhà, vừa đơn giản, đẹp mắt lại bảo vệ môi trường, không xả rác thải. Nhiều người đã tái chế túi ni lông làm thành những con vật, cây cảnh trang trí và hoa văn trang trí trên tường nhà rất lạ mắt, trở thành những sản phẩm độc đáo trên trong căn nhà của mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm