Đời sống

Bộ phận mỗi con lợn chỉ có một, đại bổ nhưng lại bị nhiều người chê bẩn

Bộ phận này của lợn không chỉ có thể chế biến thành nhiều món ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Thói quen phổ biến tưởng vô hại này biến thực phẩm thành "thuốc độc" / 7 loại đồ uống giúp bạn ngủ ngon và giảm cân hiệu quả

Lưỡi lợn là bộ phận được không ít người săn lùng vì thơm ngon, không có mỡ, ăn giòn sần sật lại không hề dai. Đặc biệt, trong số các bộ phận bên trong con lợn, phần lưỡi là bộ phận sạch và lành tính hơn cả. Mỗi con lợn chỉ có duy nhất một chiếc lưỡi, do đó có thể nói việc mua lưỡi lợn không dễ như những phần thịt khác.

Tuy nhiên, không ít người lại "kỳ thị" lưỡi lợn vì cho rằng đây là bộ phận "bẩn" do thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm lợn ăn vào. Thực tế, lưỡi lợn có thể dễ dàng làm sạch bằng cách: Khi mua về, rửa lưỡi dưới vòi nước cho sạch rồi chần qua nước sôi. Sau đó, xả lại bằng nước lạnh rồi dùng dao cạo sạch lớp màng trắng bám trên bề mặt, phần cuống họng và 2 bên góc. Cạo xong, bạn xả lại dưới vòi nước sạch là có thể bắt đầu chế biến các món ngon.

Tác dụng của lưỡi lợn đối với sức khỏe

1. Tăng cường thể lực

Lưỡi lợn chứa nhiều các loại chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Lưỡi lợn dẹt, có vị mặn, cứ 100 gam lưỡi lợn thì chứa khoảng 15,7 gam chất đạm, 18,1 gam chất béo, 1,7 gam cacbohydrat và 158 miligam cholesterol. Hầu hết các thành phần này đều là nhu cầu hàng ngày của cơ thể con người. Ngoài ra, lưỡi lợn còn chứa các nguyên tố vi lượng như vitamin B1, B2, canxi, photpho, kali, sắt… nên ăn vào giúp bồi bổ cơ thể.

2. Dưỡng ẩm cho da khô

Lưỡi lợn tươi chứa lượng nước nhất định, có thể bổ sung nước cho cơ thể sau khi nấu chín. Ngoài ra lưỡi lợn rất giàu protein, vitamin A, vitamin B3, sắt, selen và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng giữ ẩm tốt cho cơ thể. Đối với người bị da khô, thường xuyên ăn lưỡi lợn đúng cách sẽ giúp da mịn màng hơn.

3. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Những người bị thiếu máu nên lựa chọn lưỡi lợn. (Ảnh minh họa)

 

Cysteine và heme chứa trong lưỡi lợn có thể thúc đẩy cơ thể con người hấp thụ sắt, có tác dụng bổ máu và cải thiện làn da. Lưỡi lợn cũng rất giàu chất sắt, không chỉ giúp cho quá trình tổng hợp hemoglobin đầy đủ, nó cũng là thành phần quan trọng nhất của hơn chục loại enzym (như cytochrome C, cytochrome oxidase,…) để duy trì các hoạt động sống bình thường của cơ thể.

4. Giúp tăng trưởng và phát triển thể chất

Cũng giống như các loại thịt động vật chất lượng cao khác, lưỡi lợn có chứa tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, đó là tryptophan, phenylalanin, lysine, leucine, isoleucine, threonine, methionine và valine amino axit. Tỷ lệ các chất này cũng khá gần với tỷ lệ yêu cầu của cơ thể con người, giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển.

5. Bảo vệ thị lực

Lưỡi lợn còn chứa nhiều vitamin A. Vitamin A là một thành phần của rhodopsin có tác dụng cảm nhận ánh sáng yếu trong tế bào thị giác, giúp bảo vệ thị lực khỏe mạnh.

 

6. Giúp xương chắc khỏe

Giống như các loại thịt động vật khác, lưỡi lợn chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết hơn như canxi, magiê, phốt pho, natri, kali và clo. Trong đó, canxi và phốt pho là những chất dinh dưỡng giúp xương phát triển và chắc khỏe, chống còi xương.

Tác hại và chống chỉ định của lưỡi lợn

Ngoài lợi ích, lưỡi lợn cũng có thể gây hại. Đó là do lưỡi lợn chứa lượng lớn cholesterol, vì thế không nên sử dụng cho những người mắc các bệnh như:

- Các vấn đề về đường tiêu hóa (viêm tụy, viêm dạ dày, loét dạ dày);

 

- Người bị xơ vữa động mạch;

- Người bị bệnh gan;

- Người bị dị ứng.

Có thể thay lưỡi lợn bằng lưỡi bò. Mặc dù thực tế là chúng giống nhau về lượng chất dinh dưỡng, nhưng thịt bò chứa ít chất béo hơn và có đặc tính không gây dị ứng.

Cách chọn mua lưỡi lợn

 

Lưỡi lợn tươi có dạng nang mịn màu trắng xám, không có u cục bất thường, thân lưỡi mềm, đàn hồi tốt, không có mùi hôi.

Lưỡi lợn biến chất có màu xanh xám, dính, không đàn hồi và có mùi hôi.

Lưỡi lợn bất thường có màu đỏ hoặc tím, bề mặt sần sùi, có chấm xuất huyết, vết loét hoặc cục u, hoặc có giun sán ký sinh trên gốc lưỡi lợn.

Một số món ngon có tác dụng như bài thuốc từ lưỡi lợn

Lưỡi lợn khi chế biến trở thành các bài thuốc chữa bệnh rất tốt (Ảnh minh họa)

 

Lưỡi lợn xào sả ớt: Lưỡi lợn, sả, ớt, rau mùi, hành lá, dầu ăn, tỏi, dấm, gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: Bổ hư kiện tỳ vị, dưỡng khí huyết… rất tốt cho trẻ em ăn kém còi cọc, người có tuổi mệt mỏi khó lên cân do thiếu đạm.

La gu lưỡi lợn: Lưỡi lợn, cà chua bi, khoai tây, cà rốt, nước dừa xiêm, đường, dấm, hành khô gia vị vừa đủ nấu la gu. Công dụng: Bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết, trị chứng tỳ vị hư tổn cơ nhục hao tổn, trẻ em người lớn khí huyết lưỡng hư, mệt mỏi.

Lưỡi lợn hầm đậu: Lưỡi lợn, đậu trắng, cà rốt, nước dừa, đường, mắm, hành khô, gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: Bổ tỳ thận, dưỡng khí huyết, trị chứng khí huyết hư kém thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ù tai, đau lưng tiểu đêm khó ngủ, trẻ em phù do thiếu ngủ.

Lưỡi lợn xào hành tây: Lưỡi lợn, cà chua, hành tây, dưa leo, đường, mắm, gia vị vừa đủ. Lưỡi lợn rửa sạch, luộc qua, thái lát sau xào chung các món ăn. Công dụng: Bổ tỳ vị hòa trung, dưỡng khí sinh huyết, trị tâm tỳ tổn thương do lo nghĩ, mệt mỏi ăn ngủ kém, hay quên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm