Bỏ thứ này vào gạo để nửa năm cũng không lo có mọt, đơn giản mà hóa ra nhiều người chưa biết
Bật mí 5 mẹo dân gian giúp tóc giảm gãy rụng, chắc khỏe, lại an toàn không hóa chất / 5 mẹo dân gian giúp xua đuổi rắn khiến chúng sợ hãi mà tránh xa nhà bạn
Phương pháp mùi
Những con mọt gạo rất nhạy cảm với mùi vì vậy bạn có thể áp dụng phương pháp này để loại bỏ chúng. Đầu tiên bạn chuẩn bị một ít tỏi và gia vị như hoa hồi, hạt tiêu và chuẩn bị một khẩu trang sạch dùng một lần. Dùng kéo cắt một đầu của khẩu trang dùng một lần.
Tiếp theo cho tỏi và gia vị đã chuẩn bị vào và buộc chặt chúng bằng dây buộc khẩu trang đã cắt.
Sau đó cho vào bao gạo hoặc thùng đựng gạo. Gia vị có mùi hăng nồng sẽ khiến sâu mọt gạo sợ và biến mất. Cách này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Phương pháp đông lạnh
Lý do gạo dễ bị sâu mọt là do trứng nở ra từ chính gạo. Để làm chậm sự sản sinh của sâu mọt, bạn có thể áp dụng phương pháp đông lạnh.
Trước tiên bạn cho gạo vào túi ni lông buộc kín rồi cho túi ni lông đựng gạo vào trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 48 giờ. Nhiệt độ môi trường thấp có thể giết chết trứng và sâu mọt gạo, có thể ngăn ngừa sâu mọt gạo phát triển một cách hiệu quả.
Còn nếu gạo đã có mọt đen thì bạn phải loại bỏ hết mọt mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Dùng rượu trắng
Mùi hăng của tỏi có thể khiến chính bạn và những người trong gia đình cảm thấy khó chịu khi nấu cơm. Vì vậy bạn có thể thay tỏi và các loại gia vị bằng một ly rượu. Hãy đặt một ly rượu vào trong thùng đừng gạo sao cho miệng ly cao hơn mặt gạo. Chỉ cần khoảng 50g rượu trắng, không đậy nắp. Rượu có tác dụng diệt khuẩn lại dễ bay hơi nên không làm ảnh hưởng đến hương thơm tự nhiên của gạo.
Dùng muối trắng
Chỉ cần rắc một chút muối vào trong thùng gạo cũng khiến mọt ăn phải muối sợ mà tự tìm cách bỏ đi. Tuy nhiên, bạn không nên rắc quá nhiều muối vì có thể khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm.
Dùng máy sấy tóc
Đầu tiên bạn dàn đều gạo ra một mặt phẳng rồi sử dụng sức nóng từ máy sấy hong khô gạo. Nếu không có máy sấy thì bạn có thể tranh thủ những ngày trời nắng mang gạo ra phơi. Nhiệt độ cao sẽ khiến mọt không chịu nổi phải bò lên trên bề mặt gạo. Lúc này bạn chỉ cần nhặt sạch và xử lý.
Tiếp đến bạn nên diệt mọt bằng cách thủ công như đốt hoặc dùng các chất diệt côn trùng. Không nên gom lại vứt thùng rác vì nếu mọt còn sống chúng sẽ bò ra ngoài và lại tìm đến thùng gạo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc