Đời sống

Bỏ túi các cách giúp trẻ hết ho mà không cần dùng kháng sinh

Thời tiết giao mùa dễ khiến bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng. Các cơn ho kéo dài không những gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thường xuyên.

5 loại thực phẩm giúp làm ấm cơ thể trong mùa Đông / Cách phân biệt trứng gà bị tẩy trắng

Hiện nay, hoở trẻ là nhóm bệnh hay bị lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nhiều nhất. Điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ và cũng có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh sau này.

Dưới đây là một số cách trị ho hiệu quả mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ mà không lạm dụng kháng sinh.

Mật ong và chanh đào

Mật ongđược khuyến cáo rất an toàn để trị ho cho trẻ. Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi mẹ dùng ½ muỗng cà phê. Với trẻ từ 6 – 12 tuổi, mẹ cho bé uống 1 muỗng cà phê. Mẹ cho trẻ uống từ 2 – 4 lần mỗi ngày. Nếu em bé của bạn chưa đủ 12 tháng tuổi, mẹ không dùng mật ong để chữa ho cho bé.

chanh-dao

Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho,viêm họng, cảm cúm, hạ sốt…Ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng.

Chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Chanh đào ngâm cùng mật ong nổi tiếng từ lâu nhờ tác dụng phòng trị ho, khản tiếng, đặc biệt là rất an toàn cho trẻ.

Các mẹ có con nhỏ từ 1,5 tuổi trở lên bị ho có thể dùngsirô chanh đào mật ong vào buổi sáng ngủ dậy và vài lần nữa trong ngày.

Rau diếp cá

Rau diếp cá được biết đến là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho trẻ nhỏ. Mẹ dùng một nắm lá diếp cá (khoảng 5-10 lá), rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, rồi trộn đều với một bát nước vo gạo, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút cho diếp cá nhừ nát. Sau đó, để nguội và lọc lấy nước cho bé uống. Mẹ cho bé uống từ 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất nên cho bé uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

rau-diep-caLá diếp cá có tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, thoát mủ (đối với mụn nhọt làm mủ), thông tiểu tiện, giảm phù thũng, sát khuẩn, chống viêm, rau diếp cá còn là một trong những vị thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả cho bé.

Lưu ý:

- Trong thời gian bé uống rau diếp cá, mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.

- Ngoài ra, trong thời gian này mẹ nên hạn chế cho bé ăn các đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Nên xay nhuyễn thức ăn để bé dễ nuốt, dễ tiêu hơn, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước chanh hoặc nước cam. Nếu bé nôn trớ nhiều, có thể bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua.

Hạt chanhvàđường phèn

Lấy 5-6 hạt chanh, 1 thìa cà phê đường phèn cho vào cùng, giã nhuyễn. Sau đó hòa thêm một thìa nước lọc, cho vào một chiếc bát sạch. Khi cơm cạn nước, mẹ cho bát vào hấp tới khi cơm chín. Sau đó lấy bát ra, để nguội, gạn nước trong và cho bé uống mỗi ngày 4-6 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê, bé sẽ hết ho và tiêu đờm. Mẹ lưu ý chỉ dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên.

 

hat-chanh

Lá húng chanh (hoặc Tần dày lá)

Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, có vị cay, tính ấm. Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.Ở đây có 2 chế biến để các mẹ lựa chọn.

hung-chanh

Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé.

 

Cách thứ nhất: Giã dập 15-16 lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

Cách thứ hai: Rửa sạch khoảng 15 lá húng chanh và 4-5 quả quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.

Cải cúc

Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu nhưng cũng lại là vị thuốc chữa ho hiệu quả. Nếu là người lớn ho lâu ngày, chỉ cần dùng thường xuyên món canh cải cúc như: cải cúc nấu thịt nạc, nấu cá thát lát… Nhưng riêng với trẻ em, muốn trị được ho các mẹ cần phải bỏ ra một chút thời gian để chế biến.

rau_cai_cuc

Cải cúc có vị ngọt nhạt hơi đắng, the, tính mát có thể chữa ho hiệu quả

 

Cách thực hiện như sau:Lá cải cúc rửa sạch, thái nhỏ sau đó thêm một ít mật ong vào và hấp cách thủy trong vòng khoảng 20 phút cho ra nước rồi cho bé uống.Nên cho bé uống khoảng từ 3 – 5 ngày.

Lá hẹ và đường phèn

Chọn khoảng 5-10 lá hẹ, cắt thành từng khúc nhỏ hoặc dầm nát rồi cho một ít đường phèn vào, đem hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.

la-he-va-duong-phen

Trị ho bằng tỏi

 

Cách này khá hiệu quả không chỉ với trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể áp dụng. Có thể chế biến theo các cách sau.

Tỏi và mật ong:Giã nát 2-3 tép tỏi, đem trộn với 2 thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy đến khi thử thấy vị hắc mùi tỏi chứ không được hấp chín tỏi. Bảo quản hỗn hợp trên trong lọ kín, mỗi lần cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày uống 1-2 lần. Trước khi uống nên cho bé uống nước lọc.

toi-tri-ho

Tỏi có tác dụng rất tốt trong điều trị ho.

Nước tỏi hấp: 2 -3 tép tỏi đã giã nát + 1 viên đường phèn cho vào nửa bát nước đem hấp cách thủy khoảng khoảng 15 phút là được. Lấy nước tỏi còn ấm cho trẻ uống, ngày 2 -3 lần vừa trị ho, cảm lạnh lại tốt cho dạ dày, phổi.

 

Lá tía tô và hoa đu đủ đực

Tía tô còn có các tên é tía, tên Hán là tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.

Cho lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực đã rửa sạch và đường phèn vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).

la-tia-to

Tía tô tính ấm, vị cay, trị ho rất tốt cho trẻ.

 

Hằng ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.

– Lưu ý:Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.

Trị ho bằng củ cải trắng

Củ cải trắng có vị cay ngọt, tính bình có tác dụng tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt, giải độc.

Nước củ cải luộc: Khi bé bị ho, khô mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm các mẹ có thể áp dụng cách này để chữa trị. Dùng 4, 5 lát củ cải trắng cùng một bát nước cho vào nồi đun sôi, tiếp tục đun thêm trong khoảng 5, 10 phút với lửa nhỏ. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm.

 

cu-cai-trang

Nước ép củ cải: Củ cải trắng và gừng tươi rửa sạch, xay nhuyễn. Cho hỗn hợp này cùng một chút nước lọc, một chút mật ong vào bát sứ rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2, 3 thìa cà phê.


Theo NĐ&ĐS
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm