Bù nước cho trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy?
Những thực phẩm này cực kỳ bổ dưỡng nhưng nếu ăn sai giờ sẽ trở thành "thuốc độc, cần tránh ngay / Đừng tưởng uống nước là tốt, cứ uống theo kiểu này còn phá huỷ tim - thận nhanh hơn cả nhiễm độc
Những điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Trẻ bị tiêu chảy cần được bù nước đúng cách. Nguồn ảnh: Internet
Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày, trẻ biếng ăn, bú kém, đau bụng, nôn ói và quấy khóc nhiều.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khiến bé bị tiêu chảy là:
Độ tuổi: Tiêu chảy xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.
Tình trạng dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy kéo dài, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
Tình trạng suy giảm miễn dịch: Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu...
Các tập quán ăn uống không hợp lý như: bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch; trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ; thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu; nước uống bị nhiễm bẩn, uống nước chưa đun sôi; không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
Do virus: Rotavirus là tác nhân chính khiến bé bị tiêu chảy, chiếm 60%. Có ít nhất 1/3 trẻ dưới 2 tuổi bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus. Các virus khác như Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.
Do vi khuẩn E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp; trực trùng lỵ Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ; salmonella không gây thương hàn; campylobacter jejuni; vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01.
Do ký sinh trùng: Entamoeba histolytica; giardia lamblia; cryptosporidium
Bù nước cho trẻ như thế nào?
Hậu quả của tiêu chảy cấp là mất nước và điện giải, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Do đó, dinh dưỡng cho bệnh nhân tiêu chảy có vai trò rất quan trọng góp phần rút ngắn quá trình điều trị.
Trẻ bị tiêu chảy cần có chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây tổn thương lên hệ tiêu hóa. Ưu tiên hàng đầu là bù nước và chất điện giải, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (oresol) pha và sử dụng theo đúng hướng dẫn.
Bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng dịch mất qua phân và nôn.
Về thức ăn, nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu như các loại cháo, súp… để trẻ dễ tiêu hóa và dễ hấp thu. Bổ sung thêm sữa chua vào chế độ ăn của trẻ.
Lưu ý: Cho trẻ uống nước hoặc oresol từng ngụm nhỏ, ít một, thường xuyên sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Uống nhiều nước một lúc sẽ càng làm dạ dày khó chịu, gây buồn nôn. Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa trong ngày. Trẻ ăn ít một sẽ dễ ăn, hạn chế nôn trớ và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho trẻ ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho uống nhiều nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này