Bữa ăn thế nào để tăng cường sức đề kháng?
8 thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ do nắng nóng / Top 10 thực phẩm ăn nhiều dễ gây ung thư mà bạn nên biết
Sức đề kháng là gì?
Dinh dưỡng lành lạnh để tăng sức đề kháng.
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Nó được ví như “Bộ công an” và “Bộ quốc phòng” của một quốc gia chống “thù trong, giặc ngoài” để bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh) và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là dòng đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…). Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp kháng thể thụ động vào cơ thể một người thay vì cơ thể đó phải tự sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể qua nhau thai, sữa mẹ hay chế phẩm máu có chứa kháng thể…).
Thế nào là bữa ăn lành mạnh?
Bữa ăn lành mạnh là bữa ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cân đối đầy đủ các nhóm chất đạm, béo, đường bột, rau xanh. Giảm thịt, tăng cường ăn cá, đậu phụ, rau xanh. Người lớn 400g rau xanh, 100-300g quả chín mỗi ngày. Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, người cao tuổi và trẻ em nên có thêm bữa ăn phụ để đảm bảo dinh dưỡng. Giảm bớt các món rán nướng ở nhiệt độ cao, vì ở nhiệt độ cao chất đạm và béo bị biến đổi không còn tốt cho sức khỏe tim mạch nữa.
Quan niệm bữa sáng ăn ít, bữa trưa ăn vừa, ăn nhiều vào tối là không đúng. Ăn nhiều vào bữa tối mà ít vận động, năng lượng không được tiêu hao dẫn đến dư thừa lâu dần tích lũy thành mỡ gây tăng cân từ đó kéo theo nhiều các bệnh khác như tim mạch, rối loạn mỡ máu, béo phì... Bữa sáng nên 20-30% tổng năng lượng khẩu phần, bữa trưa nên 35 - 40% năng lượng khẩu phần, bữa tối 30 - 35% tổng năng lượng khẩu phần. Nên ăn bữa tối càng sớm càng tốt.
Một số thực phẩm nên lưu ý để tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm sau có thể giúp bạn khỏe mạnh và hồi phục nhanh hơn khi bị bệnh:
Tỏi: loại thực phẩm này hoạt động như một chất kháng sinh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn cảm lạnh cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.
Súp gà: súp gà thực sự có hiệu quả trong việc chống lại bệnh tật. Món ăn này cung cấp nước, chất điện giải và các thành phần chống viêm, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý ăn món súp gà dùng nước hầm thịt gà để nấu chứ không phải là loại súp gà đóng hộp.
Trà xanh: trà xanh giúp thúc đẩy sự sản xuất kháng thể tế bào B, giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh xâm nhập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần