Bún cá Num-bo-chóc mê hoặc thực khách sành ăn ở Sài Gòn
Quán chè 50 năm ở chợ Bến Thành mỗi ngày bán hơn nghìn ly / Quán gỏi cá gia truyền 3 đời, chỉ bán 40 đĩa mỗi ngày ở Sài Gòn
Cónguồn gốc xuất xứ từ đất nước chùa tháp, bún cáNum-bo-chóc theo chân người Campuchia gốc Việt về Sài Gòn và trở thành một món ăn lạ miệng nhưng lại nhanh chóng hấp dẫn thực khách, ngay cả những người sành ăn.
Quán có tên bún cá Tư Xê nằm ở số 57/27 trong chợ Lê Hồng Phong, đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, là một địa chỉ quen thuộc của hầu hết thực khách muốn thưởng thức món ăn của Campuchia.
Nước lèo bún Num-bo-chóc là sự hòa trộn độc đáo của cá lóc đồng, sả, nghệ tươi, trái trúc, ngải bún, mắm bò hóc... Ảnh: Saostar.
Theo ông Ngô Văn Hoa (62 tuổi), chủ hiện tại của cửa hàng Tư Xê, quán này có thâm niên khoảng 50 năm, bắt đầu từ những năm 1970, gia đình ông từ Campuchia chuyển về Sài Gòn, làm ăn sinh sống ở khu chợ Lê Hồng Phong và từ đó cũng mở quán bán bún, cũng trải qua 3 đời.
Theo ông, hầu như nguyên liệu để nấu bún Num-bo-chóc đều được lấy từ Campuchia. Trong đó, thành phần quan trọng nhất để tạo nên hương vị đặc trưng của món bún này là mắm Prohoc (mắm bò hóc), ngải bún và trái trúc. Món mắm bò hóc có mùi nặng, không phải ai lúc đầu cũng thích nhưng sau khi ăn, nhiều thực khách đã bị mê mẩn. Nước dùng là sự pha trộn của nhiều tầng hương vị, mang đến nét đặc biệt của ẩm thực xứ chùa tháp.
Trong sắc vàng ươm của nồi nước súp pha trộn nào là ngải bún, củ nghệ, sả,… tạo nên một gam màu bắt mắt và lôi cuốn vị giác. Tuy nhiên, cần phải kể đến sự có mặt của những thành phần riêng biệt của người Campuchia như trái chúc thơm thơm và nước mắm bò hóc mới tạo nên hương vị độc đáo cho món.
Ngoài ra để món bún Num-bo-chóc ngon thì phải sử dụng bằng cá lóc đồng tươi. Chủ quán không sử dụng cá nuôi vì cá sẽ rất tanh và bở.Sau khi làm sạch, cá sẽ được luộc chín, rồi ướp sơ qua gia vị để thấm đều và khử đi mùi tanh. Mỗi tô bún sau khi chan hòa trong nước lèo thì sẽ được điểm tô thêm sắc vàng của các loại hương liệu đã giã nhuyễn.
Tô bún thơm ngon ngoài màu trắng của cá, màu vàng của nước dùng thì còn điểm xuyết thêm màu xanh của đậu đũa. Và không thể bỏ qua một đĩa rau sống tươi ngon ăn kèm. Món ăn muốn đúng vị đầy đủ ngoài cái loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, dưa leo thái mỏng, bông súng thì phải thêm vị the the rau thơm.
Phần béo nhất, ngon nhất không phải thịt cá mà là đầu cá. Ảnh: I.T.
Theo chủ quán, chỉ cần nhìn cách ăn đậu đũa, là biết ngay người nào gốc Campuchia, người nào sành ăn. Nếu trụng chín đậu đũa thì chưa “đúng điệu”.
Để phục vụ thực khách, gia đình ông chủ quán thường phải dậy từ lúc 4h sáng để chuẩn bị nguyên liệu. Quán mở bán lúc 6h30 và dù ở trong khu chợ chật hẹp nhưng quán lúc nào cũng đông khách. Thực khách đến đây cũng thích nhất là thưởng thức phần đầu cá. Đây được cho là phần ngon nhất của món ăn. Do thấm gia vị và được làm sạch nên món hoàn toàn mất đi vị tanh vốn có.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được