Đời sống

Buổi sáng ngủ dậy mà có triệu chứng sau hãy đi kiểm tra ngay lập tức: Căn bệnh tiểu đường đang gõ cửa

Thời điểm thức giấc vào buổi sáng tương đối nhạy cảm, bởi khi đó bạn đưa cơ thể của mình chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động. Nếu bạn có những bất ổn về sức khỏe, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện vào thời điểm này.

5 bộ phận của cá không nên ăn nhiều kẻo hối không kịp / Biết lợi ích bất ngờ này, bạn sẽ ăn 1 miếng vỏ chanh mỗi ngày

Dấu hiệu bệnh tiểu đường vào buổi sáng

Cảm giác đói:

Sau một đêm cơ thể nghỉ ngơi không nạp thêm năng lượng, cảm giác đói khi thức dậy vào buổi sáng là một hiện tượng rất bình thường.

Tuy nhiên, nếu vào buổi sáng, bạn thường bị đánh thức rất sớm bởi những cơn đói bụng bất thường khiến bạn cảm thấy không chỉ thèm ăn mà còn vô cùng mệt mỏi, mất sức thì đó có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường.

Nếu bạn bị đói vào sáng sớm do bệnh tiểu đường, cảm giác mệt mỏi sẽ không mất đi ngay sau khi bạn nạp năng lượng. Bạn chỉ có thể lấy lại sức lực của mình một cách rất chậm chạp kèm theo cảm giác khát nước, lưỡi khô, muốn uống nhiều nước.

Trong trường hợp bạn đã bị tiểu đường và đang uống thuốc điều trị mà vẫn gặp triệu chứng trên vào buổi sáng, hãy xem lại cách uống thuốc và liều lượng thuốc vì chứng tỏ chúng không có tác động tích cực đến tình trạng bệnh của bạn.

Cảm giác chóng mặt:

1-buoi-sang-ngu-day-1

Ảnh minh họa

Nếu bạn bị cảm giác chóng mặt khi vừa mở mắt vào buổi sáng, điều ấy có nghĩa các mạch máu ở đốt sống cổ của bạn đang bị đè nén, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não.

Trong trường hợp này, bạn nên tránh ngồi dậy đột ngột mỗi khi thức giấc. Hãy nằm trên giường thêm nửa phút, ngồi dậy từ từ và ngồi thêm khoảng 1 phút rưỡi.

Sau khi cho chân xuống nền nhà, bạn cũng không nên đứng dậy ngay mà để vậy chừng 1 phút rồi mới đứng dậy. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được cơn hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não.

Bị ra mồ hôi:

Buổi sáng thường rất mát mẻ và cơ thể đang trong giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài. Nếu bạn bị ra mồ hôi vào thời điểm này, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi đến mức ướt đẫm cả người, thì đó là biểu hiện bất thường.

 

Biểu hiện đó chính là lời báo động lượng đường trong máu của bạn quá thấp khiến cho chức năng của nội tạng bị rối loạn. Bạn cần chú ý bổ sung các loại vitamin và ăn nhiều hoa quả, nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể.

Bị phù ở mặt:

Bình thường, người khỏe mạnh cũng bị phù nhẹ ở mặt mỗi buổi sáng khi thức dậy. Chính vì vậy, những người mới ngủ dậy thường có khuôn mặt hơi nặng nề. Tuy nhiên, ngay sau khi vận động, biểu hiện phù sẽ hoàn toàn biến mất.

Tuy nhiên, nếu sau khi thức dậy, phần mặt vẫn bị sưng mà không mất đi, đặc biệt là sưng ở vùng mí mắt thì có thể bạn đã bị bệnh ở tim hoặc thận.

Quầng thâm ở mắt:

 

3-buoi-sang-ngu-day

Quầng thâm ở mắt sau khi ngủ dậy tưởng là điều rất bình thường nhưng nếu chúng xuất hiện không phải vì bạn thức khuya, mất ngủ thì hãy cẩn thận vì chúng có thể báo hiệu bệnh viêm gan, viêm dạ dày, viêm mũi dị ứng hoặc tình trạng tiêu hóa kém.

Hơi thở có mùi:

Nhiều người chấp nhận tình trạng hơi thở có mùi sau một đêm ngủ dậy như một điều tất yếu nhưng nếu tình trạng này quá nặng thì điều đó có thể báo động những vấn đề sức khỏe của gan và dạ dày.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Những dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường

 

– Mệt mỏi: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi mắc phải tiểu đường nó khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

dau-hieu-benh-tieu-duong

– Tiểu nhiều, khát nhiều: Tiểu nhiều và khát nước liên tục cũng là dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận thấy. Nếu đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao..

– Nhanh đói: Nếu bạn không tập thể dục nhiều hơn hoặc ăn ít, nhưng lại nhận thấy luôn luôn đói thì rất có thể là một dấu hiệu bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường làm cho glucose đọng lại các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi các thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Điều này, bỏ đói các tế bào và khiến bạn liên tục đói.

– Giảm cân không kiểm soát: Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm