Đời sống

Bưởi tốt nhưng có thể biến thành "độc dược" nếu ăn theo các cách sau

Bưởi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số lưu ý mà ai cũng phải biết khi ăn bưởi để tránh vô tình gây hại cho sức khỏe.

Những đại kị khi ăn bưởi bạn buộc phải tránh / 3 nhóm người cần tránh ăn quả bưởi

Bưởi rất thích hợp ăn vào mùa thu đông hanh khô. Do trong trái bưởi có chứa chất kali rất phong phú, cho nên là loại trái cây trị liệu lí tưởng cho những người mắc bệnh thận, và bệnh về mạch máu não, hơn nữa trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Vitamin P trong trái bưởi có thể tăng cường chức năng của các lỗ chân lông trong da, giúp mau lành những viết thương ở ngoài da, hơn nữa hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Hàm lượng vitamin C trong trái bưởi là chất hóa học của quả trong tự nhiên có thể làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu của cơ thể, đồng thời còn có lợi cho việc hấp thụ canxi, sắt giúp tăng cường thể chất.

Thường xuyên ăn bưởi có tác dụng hỗ trợ việc trị liệu đối với các bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh xơ cứng động mạch, giảm béo và tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, vỏ bưởi có chứa chất glycosides mang hoạt tính sinh lý, có thể tăng độ lưu thông cho máu, giảm thiểu sự hình thành của huyết khối, chính vì vậy có tác dụng phòng bệnh tắc nghẽn mạch máu não.

Thời điểm tốt nhất là ăn vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong. Ngoài ra, các thời điểm khác trong ngày ăn bưởi đều tốt trừ lúc bụng rỗng.

Bưởi cũng như những thực phẩm khác, sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí có thể biến thành "độc dược" trong các trường hợp sau:

Bưởi tốt nhưng có thể biến thành độc dược nếu ăn theo các cách sau - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Ăn bưởi khi đói

Nhiều người chọn bưởi ngọt làm điểm tâm cho mỗi bữa sáng hoặc ăn bất cứ khi nào đói để hạn chế ăn những đồ ăn gây béo. Tuy nhiên, trong bưởi có chất acid citric rất cao (khoảng 14-15%), chất này có thể sẽ làm tổn hại cho dạ dày.

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn bưởi sau khi ăn cơm để các hoạt động tiêu hóa được dễ dàng hơn, đồng thời cũng cải thiện tình trạng cholesterol cao của cơ thể.

Ăn bưởi khi đang đau bụng

Theo Đông Y bưởi có tính lạnh, nếu ăn vào khi đang bị tiêu chảy hay đường tiêu hóa kém sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Những người bị nhiệt hay dùng bưởi để hạ nhiệt nếu dùng quá mức cũng gây nên tác dụng phụ là đau bụng.

 

Ăn bưởi ngay sau khi uống rượu, hút thuốc

Bạn nên biết rằng trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng rượu bia, thuốc lá mà chỉ nên ăn sau 48 giờ.

Ăn bưởi khi đang dùng thuốc

Những người có lượng mỡ trong máu cao, nếu dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận. Hay một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.

Không kết hợp bưởi với các thực phẩm sau

 

- Không ăn bưởi cùng với cua vì nếu như ăn cùng nhau sẽ khiến dạ dày sẽ bị kích thích, đau bụng và nôn mửa…

- Không ăn bưởi cùng cà rốt, dưa chuột vì sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.

- Không ăn bưởi cùng gan lợn vì trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm