Đời sống

Các bước sơ cứu khi bị trật khớp chân

Nếu không may bạn bị trật khớp chân thì hãy thực hiện các bước sơ cứu sau trước khi đến cơ sở y tế.

Loại nước rẻ tiền trị đau nhức xương khớp hiệu quả / 7 thói quen hàng ngày gây họa cho xương khớp

Trật khớp cổ chân

Các bước sơ cứu khi bị trật khớp chân

Ảnh minh họa.

Trật khớp là tình trạng có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn giữa các mặt khớp với nhau hoặc giữa các đầu xương ra khỏi vị trí của ổ khớp.

Trong các trường hợp trật khớp, trật khớp cổ chân cũng là một trong những tổn thương thường gặp trên lâm sàng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng ban đầu của bệnh là đau, có thể kèm theo các dấu hiệu viêm khớp sau chấn thương, thường gặp là viêm hoạt mạc khớp dưới sên sau tổn thương dây chằng khớp.

Cổ chân là vùng có tập chung nhiều tĩnh mạch nông lớn nên khi bị chấn thương dễ gây hiện tượng sưng phù, thậm chí là chảy máu. Cảm giác đau thường ít, không kéo dài nhưng triệu chứng sưng cổ chân thì kéo dài hơn và đó thường là lý do để bệnh nhân đi khám. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị trật khớp cổ chân, khớp bị biến dạng, bệnh nhân còn bị giới hạn vận động khớp mà thường là các vận động gấp duỗi, dáng đi khập khiễng. Nếu để lâu có thể gây biến chứng tổn thương thậm chí hỏng khớp.

Tổn thương vùng cổ chân nếu không có kèm gãy xương, đa số là tổn thương bao khớp và dây chằng cổ chân. Đó hay còn gọi là tình trạng bong gân, cần phải cố định cổ chân để các dây chằng có thể lành lại. Trên lâm sàng, cần phải phân biệt rõ giữa trật khớp và bong gân vì đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau và cách xử trí cũng khác nhau. Trong trật khớp cổ chân, bệnh nhân gần như không thể cử động cổ chân. Ngược lại, trong bong gân thì cổ chân có thể vận động được 1 phần.

Các bước sơ cứu khi bị trật khớp

 

Đối với nạn nhân: Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ để người khác sơ cứu. Nạn nhân cần hạn chế cử động để tránh lực tác động lên khớp đang bị sai. Nhiều người không biết, ra sức nắn bóp, lắc, xoay khớp hoặc cố cử động nhằm đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, điều này sẽ không có tác dụng mà còn có thể gây tổn thương khớp, cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh vùng khớp đang bị tổn thương.

Đối với người sơ cứu: Ngay sau chấn thương, cần chườm đá hoặc nước lạnh trong 10-15 phút lên chỗ bị đau để làm dịu và giảm sưng cho nạn nhân. Không nhất thiết phải chườm trực tiếp lên vết thương mà có thể qua lớp vải băng bó bên ngoài. Nên nhớ, phải chườm lạnh mới có tác dụng chứ không được chườm nóng.

Sau đó, dùng băng cuộn hoặc vải để cố định khớp bị trật lại. Tùy từng vị trí trật khớp để tìm ra vùng cố định nâng đỡ cho phần khớp đang bị tổn thương.

Sau khi được sơ cứu, dù nạn nhân đã giảm tối đa mức độ đau đớn thì vẫn nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị. Không được chủ quan cố gắng chịu đựng để vết thương tự lành, nếu bị nặng mà không được điều trị sớm, chấn thương có thể để lại di chứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm