Các cụ bảo: ''Canh ba chớ tham dục'', nửa câu sau quan trọng hơn nhưng ít người làm được
Cổ nhân dạy chẳng thừa: Người hai gò má không có thịt không nên kết giao, ai cũng nên biết để tránh thiệt thòi / Cổ nhân dạy: 'Làm việc phải vuông, làm người phải tròn', vuông tròn ở đây có nghĩa là gì?
Người xưa thường lấy từ ''canh'' để làm đơn vị đo thời gian, bao gồm 5 canh bắt đầu từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Vì thế mới có câu tục ngữ “Nửa đêm ngủ, canh năm dậy”, chính là dùng để hình dung một công việc cực khổ.
Còn câu “Canh ba chớ tham nữ sắc” lại là một lời khuyên chân thành dành cho nam giới và phụ nữ.
"Canh ba'' vào thời xưa thì được xem là khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1h sáng. Dưới góc độ của Trung y thì khoảng thời gian này dùng để ngủ, cũng là khoảng thời gian mà cơ quan nội tạng tiến hành điều tiết và phục hồi thải độc. Thế nên thời gian này nếu con người chưa chịu nghỉ ngơi mà làm một số việc vợ chồng sẽ cản trở việc thải độc gan.
Việc không tiết chế trong thời gian dài còn khiến cho thận bị áp lực, tổn hại đến sức khỏe của thận.
Nửa vế sau cũng liên quan đến sức khỏe, gọi là ''không ăn lúc nửa đêm'', hay còn gọi là ''không ăn vào canh một'', cũng là một kinh nghiệm sức khỏe được đúc kết từ cổ nhân.
''Canh một'' vào thời xưa chính là khoảng thời gian từ 7h giờ đến 9h tối. Câu nói này khiến nhiều người thời nay khó lý giải, vì đây chính là thời điểm mà nhiều người tan làm và về nhà ăn cơm. Nhưng nếu theo cách nói người xưa thì chúng ta sẽ phải nhịn đói, vậy tại sao cổ nhân lại khuyên vậy?
Bởi vì người xưa đều làm việc theo quy luật lúc mặt trời mọc và nghỉ ngơi lúc mặt trời lặn. Đối với người xưa mà nói, 9 giờ tối là thời gian để ngủ, và 5 giờ sáng thì phải thức dậy đi làm rồi. Vì vậy trong khoảng thời gian này mà ăn cơm tối, cũng giống như việc chúng ta sau khi ăn cơm đêm xong sẽ lập tức đi ngủ, không những không tốt cho hệ tiêu hóa, mà thời gian dài sẽ dẫn đến việc bị viêm dạ dày nghiêm trọng, thậm chí là đổ bệnh.
Người xưa còn có thói quen không ăn cơm quá trưa, thậm chí còn có lệnh cấm ăn vào giờ giới nghiêm. Bởi vậy nên cổ nhân thường chỉ ăn hai bữa sáng và bữa trưa, còn tối thì không.
Điều này cũng là một đạo lý có tính nhất định, vì buổi tối chính là thời gian cho cơ quan nội tạng được nghỉ ngơi, như thế mới có tinh thần cho một ngày mới. Đó cũng là lý do mà buổi tối không nên để tiêu hóa quá nhiều, khiến nội tạng trong cơ thể tăng thêm áp lực.
Đương nhiên cũng rất nhiều người hiện đại nói rằng: “Sáng đi làm, tối nghỉ ngơi” đã không còn phù hợp với thời nay nữa rồi.
Câu tục ngữ “Canh ba chớ tham nữ sắc, không ăn vào canh một” mà cổ nhân để lại, chính là muốn nhắc nhở cho thế hệ sau một đạo lý có tính nhất định. Mặc dù thời gian làm việc và nghỉ ngơi bây giờ đã khác xưa nhưng quy luật về chăm sóc sức khỏe và thói quen sống lành mạnh vẫn giữ nguyên giá trị và vô cùng cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Mẹ chồng cho 50 triệu tổ chức sinh nhật cháu nội và nỗi buồn xé lòng của cô con dâu khi xem lại những thước phim
Bão tố gia đình: Nàng dâu sốc nặng khi mẹ chồng đến chơi, quà tặng đặc biệt khiến cô "kinh hồn bạt vía" muốn trào nước mắt
Cú điện thoại định mệnh: Đề nghị của mẹ chồng cũ khiến cuộc sống tôi lật sang trang mới
Ảnh cưới "nằm chỏng chơ" ngoài cổng, mẹ chồng tuyên bố sốc khiến đôi vợ chồng trẻ chết lặng sau tuần trăng mật
Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẵn sàng đón hàng triệu du khách trải nghiệm 'bản giao hưởng sắc màu'