Các loại thảo dược trị bệnh xương khớp hiệu quả trong dân gian
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khi thời tiết thay đổi nhất là từ mùa nóng qua mùa lạnh các bệnh lý về xương khớp lại có nguy cơ xảy ra với nhiều người. Khi độ ẩm trong không khí tăng cao cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng để thích nghi với thời tiết. Cơ thể sẽ co mạch máu ngoại vi từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có khớp. Viêm xương khớp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng do những cơn đau. Dưới đây là một số loại thảo dược cực hay giúp bạn điều trị bệnh viêm xương khớp.
Thiên niên kiện
Cây thiên niên kiện có thể giúp chữa được viêm khớp cực kỳ hiệu nghiệm nhờ khả năng thư giãn gân cốt, giúp chúng được thả lỏng. Những người già bị đau xương khớp khi sử dụng bài thuốc này sẽ thấy ngay hiệu quả.
Khoa học cho thấy, trong loại cây này có chưa tinh dầu đặc biệt giúp làm trơn khớp, thư giãn cơ thể, giảm áp lực lên khớp nên gián tiếp giảm đau.
Cách dùng thiên niên kiện cũng khá đơn giản đó là dùng rễ của nó sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 12g.
Độc hoạt
Độc hoạt hay Hương độc hoạt là rễ của cây Mao Đương qui (Angelica Pubescens Maxim. F. biserrata Shan et Yuan.) thuộc họ Hoa Tán (Umbelliferae). Độc hoạt dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Chưa thấy có ở Việt Nam. Ở Trung Quốc chúng được sản xuất chủ yếu ở Tứ Xuyên và Hồ Bắc nên gọi là Xuyên Độc hoạt, là thứ tốt nhất hiện nay.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Thuốc có tác dụng giảm đau, an thần và kháng viêm rõ rệt.
- Thuốc nước và thuốc sắc Độc hoạt đều có tác dụng hạ áp rõ rệt nhưng thời gian ngắn. Độc hoạt chích tĩnh mạch có tác dụng hưng phấn hô hấp. Độc hoạt còn có thành phần có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu trên ống nghiệm.
- Thuốc có thành phần chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ, thuốc có tác dụng co thắt.
Cốt toái bổ
Cốt toái bổ hay còn gọi là Tắc kè đá. Vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Dược tính bản thảo, có tên Bổ cốt toái vì người ta cho rằng vị thuốc này có tác dụng làm liền những xương bị dập nát, gãy. Có vị đắng, tính ấm. Trong cốt toái bổ Drymria fortunei có hesperi- din (CA, 1970,73, 11382j) và 25-34,89% tinh bột (Theo Trung Quốc kỉnh lể thực vật chí, 1961, 447).
Theo lài liệu cổ, Cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có các tác dụng chính như sau:
- Bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư
- Điều trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hòa hoãn, sát trùng đỡ đau.
- Dùng điều trị dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù ràng đau
Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư đều không dùng được.
Đương quy
Hay còn gọi là Sâm Đương quy có vị ngọt, cay, ấm. Đương quy chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như: chữa thiếu máu xanh xao, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh.
Còn được dùng trị cao huyết áp, ung thư và làm thuốc giảm đau, chống co giật, làm ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm.
Ngưu tất
Trong Đông y, Ngưu tất có vị đắng, chua và tính ôn. Bộ phận được dùng để làm thuốc là rễ cây.
Rễ cây Ngưu tất chứa saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron, glucoza, polysaccharide, muối kali... Ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg)…, 12 loại amino acid và alkaloids, hợp chất coumarins… và nguyên tố vi lượng sắt, đồng…
Ngưu tất có tác dụng bồi bổ gan và thận, chữa huyết khí nhiễm tà, mạnh gân cốt, đau nhức tay chân, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, xơ vữa động mạch…
Thổ phục linh
Saponosid trong cây thổ phục linh giúp kháng viêm cực tốt, giải độc, tiêu phù, giảm đau xương khớp cực hiệu nghiệm. Đông y cũng ứng dụng loại thảo dược này trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp từ lâu và đã chứng minh được hiệu quả của nó.
Thổ phục linh thường kết hợp với các nguyên liệu khác như đương quy, thiên niên kiện, cốt toái bổ, bạch chỉ sắc uống hoặc ngâm rượu. Tuy nhiên, liều lượng phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Chính vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Tuy là các vị thuốc dân gian trên đều có tác dụng chữa bệnhxương khớp được lưu truyền lâu đời, nhưng sử dụng như thế nào để an toàn và đem lại hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên đến bác sĩ Đông y để được tư vấn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết