Đời sống

Các nghi thức và lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa

DNVN – Lễ cúng giao thừa được thực hiện vào khoảng 23 giờ ngày 30 tháng Chạp. Đây là một nghi lễ cực kỳ quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Chính vì vậy, các gia đình rất cẩn trọng về các nghi thức và lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa.

Hãy lặng lẽ bỏ thứ này vào ví đêm Giao Thừa, đảm bảo tiền bạc sẽ chảy vào ào ào như nước / Đúng 0h giao thừa năm nay, nhớ bí mật để thứ này vào túi áo để tài lộc, may mắn tự tìm đến nhà

Nghi lễ cúng giao thừa
Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch phải được thực hiện trước 12 giờ đêm, thường là tầm 11 giờ đêm, gia chủ đã chuẩn bị xong các lễ vật và bắt đầu hành lễ.
Lễ cúng giao thừa gồm 2 lễ: cúng ngoài trời và cúng trong nhà. Cúng ngoài trời được thực hiện trước sau đó mới là lễ cúng trong nhà.
Lễ cúng giao thừa.
Cúng ngoài trời là lễ cúng các Thần linh, thể hiện lòng thành của gia chủ đến trời đất, cầu xin các vị Thần linh sẽ phù hộ cho gia đình một năm mới an khang, hạnh phúc.
Cúng trong nhà là lễ cúng Tổ tiên và ông bà vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, gia chủ tỏ lòng thành kính mời ông bà về đón Tết cùng gia đình.
Lễ vật cần chuẩn bị
Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng giao thừa.
Mâm cổ cúng giao thừa có thể là lễ chay hoặc mặn tùy thuộc vào tâm niệm và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Dù đây là một phong tục rất quan trọng trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc thế nhưng cũng không nên quá cầu kỳ quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ.
Mâm cúng ngoài sân gồm có mâm ngủ quả, hoa, hương đèn, bát nhang (gồm muối và gạo), tràu cau, trà, rượu, bánh kẹo, quần áo mũ nón thần linh, bánh chưng, xôi. Nếu là lễ mặn thì có thêm gà trống luộc.
Mâm cúng trong nhà cũng tương tự như mâm cúng ngoài sân nhưng hông cần mũ nón thần linh.
Lưu ý là mâm lễ phải được đặt trên bàn trước thời khắc giao thừa, tuyệt đối không được đặt dưới đất hay đợi đến thời điểm giao thừa mới đem ra.
Tuệ Tâm (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm