Lễ cúng cuối năm cực kỳ quan trọng để "mở cửa" đón thần Tài, làm ăn càng ngày càng phát
Nguyên tắc phong thủy "thức tỉnh" Thần Tài của người giàu có / Phong thủy: Đặt cây kim tiền thế nào để chiêu tài?
Lễ cúng Rằm tháng Chạp
Khác với những ngày cúng rằm khác trong năm, người ta thường chỉ dâng hương hoa, trái cây lên bàn thờ cúng thì mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp là mâm cơm mặn, gồm nhiều món, trong đó có thêm bánh chưng là món ăn truyền thống.
Theo phong tục truyền thống thì một mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp đúng chuẩn thường sẽ có các món chính như bánh chưng, gà trống luộc, giò chả, măng miến, canh măng. Tùy theo thói quen và điều kiện của các gia đình mà sẽ có thêm các món ăn khác nữa. Ngày này, nhiều người còn chọn thật kĩ từng bông hoa cúc, hoa huệ hay trái phật thủ để dâng lên thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Lễ cúng ông Công ông Táo
Lễ cúng ông Công ông Táo là tiễn ông Táo về chầu trời, để báo cáo tình hình của gia đình trong năm vừa qua. Lễ này thường được dâng vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Dù vậy, nhiều gia đình ngày này vẫn làm lễ cúng ông Công ông Táo vào buổi chiều, nhưng buộc phải trước khi trời tối. Vì có quan niệm qua giờ tối chính là cúng cho ma quỷ, mang đến xui rủi cho gia đình.
Lễ cúng không thể thiếu cá chép sống, áo mũ quan của ông Công, ông Táo. Mâm cúng bao gồm các món ăn theo truyền thống từng vùng. Sau khi dâng hương, tạ lễ thì sẽ thả cá chép ra sông, theo quan niệm cá chép sẽ hóa rồng để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
Lễ cúng Tất niên
Đây là lễ cúng kết thúc năm cũ để chào mừng năm mới, vào chiều 30 Tết. Đây cũng là lễ quan trọng, linh thiêng để tiễn đưa những gì xui rủi trong năm và đón mừng niềm vui, hạnh phúc, bình yên trong năm mới tới.
Khi nhà cửa đã dọn dẹp sạch sẽ, sẽ dâng lễ, hóa vàng, cúng tổ tiên, thần linh. Mâm cúng buộc phải có gà, bánh chưng (hay bánh tét) để tạo vận khí cho gia đình. Khi hương đã tàn, gia đình sẽ xin lễ, sau đó quây quần bên mâm cỗ, có một bữa cơm cuối năm sung túc, đón mừng năm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo