Cách bảo quản thức ăn nấu sẵn, thức ăn thừa trong tủ lạnh lâu ngày vẫn thơm ngon, đơn giản, tiện lợi
Hành lá mua về nhanh hỏng? Bảo quản bằng 3 cách sau để cả vài tuần vẫn xanh tươi / Cách bảo quản hành, tỏi, gừng, khoai tây cả năm không nảy mầm, vẫn tươi ngon
Lưu ý khi bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh
Sau mỗi bữa ăn, nhiều người có thói quen vứt bỏ thức ăn thừa vào thùng rác, gây lãng phí bởi thức ăn thừa vẫn có thể dùng lại nếu bạn biết cách bảo quản đúng cách trong tủ lạnh.
Như chúng ta biết, không khí lạnh và khô của tủ lạnh sẽ khiến cho những vi khuẩn có hại cho thực phẩm không thể phát triển được và thức ăn của bạn sẽ không bị chúng xâm nhập. Tốt nhất là bạn nên đầu tư một số hộp đựng thức ăn chuyên dụng đểbảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh. Những chiếc hộp này thường có lớp gioăng cao su ở nắp hộp, sẽ khiến hộp được bọc kỹ, vừa ngăn sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, lại không bị thoát mùi thức ăn.
Tủ lạnh của bạn nên được duy trì ở mức nhiệt khoảng 4-5 độ C nếu muốn bảo quản các loại đồ ăn kể cả thức ăn thừa. Khi muốn sử dụng thức ăn lấy ra từ tủ lạnh, bạn cũng nên làm nóng chúng ở nhiệt độ tối thiểu là 60 độ C.
Nguyên tắc bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh
Bảo quản tất cả thức ăn thừa trong hộp hoặc giấy gói kín khí tránh dùng hộp kim loại, điều này sẽ giúp thực phẩm của bạn luôn tươi ngon.
Hãy tuân theo quy tắc "nhập trước, xuất trước": luôn ăn thức ăn cũ nhất trước.
Làm lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 giờ sau khi nấu và không cần đợi thức ăn nguội rồi mới cất vì tủ lạnh hiện đại có thể chịu được nhiệt.
Bỏ đi tất cả thức ăn dễ hỏng đặc biệt là thực phẩm đã để ở nhiệt độ phòng hơn 2 giờ Vì một số bào tử vi khuẩn sẽ tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể tăng lên nếu thực phẩm được giữ ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài.
Bạn không nên hâm đi hâm lại thức ăn thừa của mình quá nhiều lần, hãy lấy lượng thức ăn vừa đủ cho bạn và gia đình rồi làm nóng chúng trước khi dùng thay vì làm nóng tất cả lượng thức ăn và lại tiếp tục bảo quản chúng. Khi thức ăn được làm nóng nhiều lần có thể sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe.
Bạn nên chia thức ăn thành các hộp nhỏ, điều này không chỉ khắc phục tình trạng phải hâm nóng thức ăn nhiều lần. Kèm theo đó, ưu điểm của việc chia nhỏ thức ăn bảo quản trong hộp còn hạn chế việc vi khuẩn xâm nhập vào hộp đựng thức ăn mỗi lần bạn phải mở nắp để lấy chúng.
Vệ sinh và dọn dẹp tủ lạnh của bạn thường xuyên. Đây là một biện pháp rất hữu ích nếu muốn tủ lạnh của bạn không có mùi và thức ăn được bảo quản một cách sạch sẽ an toàn nhất.
Bảo quản thịt đã nấu chín còn thừa trong tủ lạnh bằng chính nước sốt của chúng, bạn phải bảo quản riêng từng loại một, không cho lẫn vào một hộp. Thịt sẽ được làm ẩm bởi nước sốt, không những bảo quản tốt hơn mà còn khiến chúng có mùi vị thơm ngon hơn sau khi hâm nóng. Các món thịt nên được dùng hết trong 2 ngày tính từ ngày bắt đầu bảo quản, và nhiệt độ bạn nên có khi hâm nóng các món thịt kể cả thịt đỏ và thịt trắng là 75 độ C.
Cơm nên được cho vào tủ lạnh bảo quản tốt nhất là trong vòng 1 giờ sau khi nấu và để được tối đa là 6 ngày. Bạn hãy nhớ hãy hâm nóng cơm ở nhiệt độ lớn hơn 60 độ C trước khi dùng nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Đưa bạn trai về ra mắt, mẹ nhất quyết không đồng ý vì nhìn thấy thứ này trên cơ thể người yêu
Dù là người yêu hay là vợ, khôn ngoan thì đừng bao giờ hỏi đàn ông 3 câu này
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Thứ bảy, ngày 2 tháng 11, ba con giáp may mắn nhất, dễ dàng có được sự giàu có
Vẻ đẹp siêu thực của hot girl kém 12 tuổi được Duy Hưng quyết liệt 'đòi cưới'