Đời sống

Cách bày mâm ngũ quả Tết Quý Mão 2023

Mâm ngũ quả ngày Tết là điều không thể thiếu được trên ban thờ của mỗi gia đình trong ngày Tết nguyên đán. Tuy nhiên bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đẹp và đúng với phong tục truyền thống thì không phải ai cũng nắm được. Dưới đây là cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục của 3 miền Bắc, Trung, Nam, bạn có thể tham khảo.

Những thực phẩm đại kỵ với thịt lợn, tránh kết hợp chung kẻo ‘sinh độc’ / Măng khô nhiều lợi ích nhưng phải lưu ý thật kỹ cách chọn và chế biến kẻo ngộ độc cả nhà

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang ý nghĩa chung: dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình.

Cách bày mâm ngũ quả Tết Quý Mão 2023

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Mâm ngũ quả ngày Tết thường được tượng trưng với 5 loại trái cây khác nhau, thể hiện mong muốn được ngũ phúc lâm môn: Phú (giàu có, nhiều của cải); Quý (phẩm chất sang trọng); Thọ (sống lâu trăm tuổi); Khang (có thật nhiều sức khỏe); Ninh (cuộc sống bình an).

Ngoài ra trên mâm ngũ quả, người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: "Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.

- Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…

- Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn roi, mận hoặc lê,…

- Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu... tượng trưng cho hành Mộc.

 

- Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, phật thủ chín, quýt vàng, cam vàng...

- Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền

Mặc dù đều mang một ý nghĩa chung nhưngcách bày mâm ngũ quả trên bàn thờở ba miền vẫn có những nét đặc sắc riêng.

Mâm ngũ quả miền Bắc

 

Trên mâm ngũ quả của miền Bắc thường bao gồm các loại quả như chuối, bưởi (có thể thay bằng phất thủ), cam, quất, táo, đào,... Mỗi loại quả đều có một ý nghĩa riêng nhưng tựu chung lại là đều mong gia đình sum vầy, tài lộc dồi dào, sung túc. Cách bày mâm ngũ quả của miền bắc cũng tương đối đơn giản. Thường nải chuối sẽ được đặt dưới cùng. Kế đến là quả màu vàng (thường là bưởi hoặc phật thủ) được đặt nổi bật ở chính giữa. Các loại quả nhỏ hơn sẽ được bày biện xung quanh cho phù hợp. Đây được coi là một trong nhữngcách bày mâm ngũ quả đẹp, đơn giảnnhưng lại rất hài hòa và bảo đảm yếu tố phong thủy.

Mâm ngũ quả miền Trung

Miền Trung vốn là một mảnh đất hoang sơ, cằn cỗi và sở hữu khí hậu vô cùng khắc nghiệt của miền sông nước. Chính vì thế, nơi đây thường không có nhiều loại trái cây bốn mùa đa dạng, nên mâm ngũ quả miền Trung sẽ tập trung bày tỏ tấm lòng thành kính dâng cúng tổ tiên hơn là câu nệ hình thức.

Với tiêu chí có gì dâng nấy vào dịp Tết, các gia đình miền Trung sẽ chuẩn bị các loại trái trái cây đặc sản của vùng mình như mãng cầu, nho, bưởi, chuối, dứa, táo, quýt, cam… Được sắp xếp cũng như trưng bày theo hình long phụng hoặc tháp và đặt hai quả dưa hấu khắc chữ kế bên.

Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam

 

mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam không giống miền Bắc hoặc miền Trung và bị ảnh hưởng bởi tên gọi các loại quả.Theo đó, người miền Nam không bày chuối vì quan niệm rằng “chuối” đọc chệch đi sẽ thành “chúi”, ngụ ý rằng không thể ngẩng đầu lên được. Cũng tương tự, cam quýt sẽ không được sử dụng trong mâm bởi câu nói “quýt làm cam chịu”. Ngược lại, những loại quả được bày trên mâm ngũ quả sẽ có tên gọi như mang đến điềm lành. Chúng bao gồm sung (ngụ ý sung túc), đu đủ (ngụ ý đầy đủ),...

Chính vì thế, chúng ta thường bắt gặp các mâm ngũ quả có các loại trái cây dừa, xoài, đu đủ, mãng cầu(cầu vừa đủ xài). Đây cũng chính là những mong ước trong năm mới được gửi gắm vào mâm quả. Cũng vì lý do này mà cách làm mâm ngũ quả ngày Tết của miền Nam khá đơn giản. Những loại trái cây lớn sẽ được đặt trước để đỡ những quả nhỏ hơn được đặt lên trên. Tổng thể sẽ tạo thành hình tháp. Ngoài ra, dưa hấu với ngụ ý “xanh vỏ đỏ lòng” cũng rất được yêu thích trong dịp Tết ở miền Nam.

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

- Mâm ngũ quả mang ý nghĩa theo thuyết ngũ hành của phương Đông. Vì thế khi trang trí mâm ngũ quả bạn cũng bắt buộc làm theo để tránh mắc lỗi như chọn các loại trái cây không có ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu của ngũ hành.

- Không nên bày quả khi quả đang ướt. Điều này sẽ khiến cho quả nhanh bị hư hỏng, thối rữa. Nếu rửa, bạn nên dùng khăn sạch lau khô quả trước khi bày.

 

- Gia chủ cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm 30 Tết hoặc đêm 29 Tết nếu là tháng thiếu.

- Trái cây trưng bày trên mâm ngũ quả phải dùng trái cây thật. Bởi theo quan niệm xưa nếu dùng trái cây giả sẽ không thể hiện được sự thành kính đối với thần linh.

Cách chọn các loại quả bày trong ngày Tết

Không nên lựa chọn những loại quả đã chín đẹp vì khi bày trí lên mâm ngũ quả chúng có thể bị chín, lá úa và vỏ mềm. Thay vào đó, bạn nên lựa những quả già chưa chín hẳn để khi bày lên mâm ngũ quả thì chúng vừa chín tới và không bị hư thối.

Cần cẩn thận trong khâu chọn lựa. Bởi vì, mỗi dịp Tết hàng hóa rất nhiều nên cần phải có sự sáng suốt khi mua hàng, đặc biệt là trái cây bày mâm ngũ quả.

 

Nên chọn những quả mới chín tới để giữ được màu sắc tươi mới và bày được lâu; chọn những quả chắc tay, không bị dập, trầy xước còn cuống và lá xanh. Lưu ý không nên rửa trái cây trước khi bày biện mâm ngũ quả bởi điều này sẽ làm chúng nhanh bị héo hoặc hư nếu có chỗ bị đọng nước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm