Cách chọn gừng tươi đảm bảo chất lượng
Mẹo tiết kiệm 1/3 tiền nước hàng tháng cho gia đình / 6 mẹo giữ quần áo không bị phai màu bằng nguyên liệu thiên nhiên
Gừng là một trong những gia vị làm tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn thường ngày và được nhiều bà nội trợ rất hay sử dụng trong chế biến. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang bán các loại gừng Trung Quốc được bảo quản bằng thuốc sâu có độc tính cao, Aldicarb.
Tại Việt Nam, Cục Bảo vệ Thực vật đã bổ sung Aldicarb vào danh mục các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải kiểm tra an toàn thực phẩm đối với gừng và các loại rau củ khác khi nhập vào Việt Nam. Do đó, người dùng không được chủ quan khi đi mua gừng, nên biết cách chọn gừng an toàn, tránh mua phải loại chứa thuốc trừ sâu, gây hại cho sức khỏe.
Cách phân biệt gừng Việt Nam và Gừng Trung Quốc
Cách chọn gừng ngon là chọn gừng có kích thước nhỏ và nhẹVề kích thước, có thể dễ dàng nhận thấy gừng Trung Quốc có kích thước lớn hơn, thân tròn, trông mọng nước hơn rất nhiều so với gừng ta. Một củ gừng Trung Quốc có trọng lượng trung bình 3 - 5 g. Trong khi đó gừng ta chỉ đạt trọng lượng 0,5 - 1 g.
Về màu vỏ, hình dáng bên ngoài, gừng Trung Quốc vỏ trơn, láng mịn, ít đường vân và dễ bóc vỏ. Gừng ta có da thường sần sùi, chia thành nhiều nhánh, có nhiều đường vân, màu tối hơn gừng Trung Quốc.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV, Bộ NN-PTNT cho biết: “Một đặc điểm có thể phân biệt khá tốt là gừng trồng trong nước bao giờ cũng có dính thêm ít đất bên ngoài lớp vỏ, gừng Trung Quốc thì không có. Lý do là theo quy định, Trung Quốc phải làm sạch tất cả bùn đất cho các loại thực vật, trong đó có gừng trước khi mang vào Việt Nam. Do đó, gừng Trung Quốc bao giờ vỏ cũng rất sạch, láng mịn hơn hẳn các gừng được trồng trong nước.
Về lõi gừng, khi bẻ đôi củ gừng, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt ở lõi gừng. Lõi gừng ta nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi. Trong khi đó, lõi gừng Trung Quốc rất ít xơ và gân, không có vân tròn và màu thì vàng nhạt hơn so với gừng ta.
Về mùi vị, kể cả khi chưa cạo vỏ, gừng ta rất thơm, có hương vị thơm đậm, cay nồng đặc trưng, chỉ cần cho lát gừng nhỏ vào chế biến đã dậy mùi. Trong khi đó, gừng Trung Quốc không thơm, vị cay nhẹ, khi chế biến phải cho nhiều gừng mới thấy có mùi.
Cách bảo quản gừng được lâu
Đối với gừng, có rất nhiều cách để bảo quản chúng được tươi lâu hơn. Người tiêu dùng có thể bảo quản chúng bằng cách nghiền nát chúng với một ít muối, nước chanh và một xíu đường. Sau đó, đổ hỗn hợp này vào một chiếc lọ sạch đậy nắp kín sau đó để vào tủ lạnh. Làm cách này có thể bảo quản chúng từ 6 tháng đến 1 năm.
Hoặc đối với những người ưa thích mùi thơm từ tinh dầu của củ gừng có thể ngâm chua chúng để tận dụng được cả phần nước gừng ngâm - vốn có mùi rất thơm. Giống như cách làm các món ngâm giấm khác, các bà nội trợ chỉ cầm cho gừng vào lọ nước giấm và ngâm trong khoảng ba tuần. Sau đó, bảo quản lọ gừng ngâm trong tủ lạnh và dùng dần.
Một cách thông thường nhất để bảo quản gừng nguyên củ đó là bảo quản gừng trong cát. Cách này rất đơn giản, chỉ cần một chiếc bình hơi rộng sau đó cho đầy cát vào bình rồi vùi gừng xuống đó. Để bình nơi thoáng mát, việc này giúp bảo quản gừng rất tốt, giúp gừng luôn được tươi lâu và tránh bị khô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn