Đời sống

Cách chữa đau vai gáy tại nhà bạn cần nhớ

Bạn hãy ghi nhớ những cách dưới đây để chữa đau vai gáy tại nhà cực nhanh.

Ăn đỗ đen giảm cân, thanh lọc cơ thể cứ làm đúng 6 công thức này, đảm bảo tác dụng gấp trăm lần / Không xem trọng bước này, bảo sao món bún riêu cua của bạn không thể ngon như ngoài hàng

Nguyên nhân gây đau vai gáy

đau vai gáy
Ảnh minh họa.

Nguyên nhân của các bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế dựa, nằm xem tivi... bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau..., hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe, sơn trần, làm việc với máy vi tính.

Bệnh hay gặp ở những người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.

Dấu hiệu cảnh báo khi bị đau vai gáy

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên.

 

Lúc đầu đau nhẹ, hạn chế vận động ở vùng gáy cổ, vùng dầu không quay thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải, không thể quay lại phía sau.

Ngoài triệu chứng đau, còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.

Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau, hạn chế mọi sinh hoạt của bệnh nhân.

Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau. Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và gây đau.

Chọn một chiếc gối phù hợp

 

Đối với cột sống nhất là vùng cổ, gối rất quan trọng. Vai trò của gối là để bảo vệ cột sống cổ, hỗ trợ các cơ cổ, để chúng được thư giãn và nghỉ ngơi.

Thông thường, chiều cao của gối phải duy trì sự thẳng thắn cho đốt sống cổ. Với những người quen ngủ nằm ngửa, chiều cao của gối nên bằng với chiều rộng lòng bàn tay của chính họ. Với người hay nằm nghiêng thì chiều cao này bằng với độ dài một bên vai của họ.

Để cho chắc chắn bạn cần thử trước, nếu sáng dậy không thấy bị mỏi cổ hay đau nhức thì có nghĩa chiếc gối đó hoàn toàn phù hợp.

Chọn một tấm nệm phù hợp

Chiếc nệm phù hợp phải có độ mềm, cứng vừa phải. Khi nằm trên giường, cột sống có thể vẫn ở vị trí vốn có của nó thay vì cong đi do chìm vào nệm quá mềm. Ngược lại, nệm quá cứng cũng không tốt vì nó sẽ gây lên áp lực lên vai, hông và lưng, điều này có thể dẫn tới chứng đau lưng càng trầm trọng hơn.

 

Nếu khi thức dậy, bạn cảm thấy đau cổ, vai hoặc đau lưng, đó là lúc bạn cần nên thay đổi tấm nệm của mình.

Tránh cúi đầu và ít vận động

Bạn nên tránh các tư thế cúi đầu xuống phía trước như nhìn xuống điện thoại di động, lái xe, chơi bài hoặc xem TV... Nếu phải làm vậy thì mỗi nửa giờ bạn cần thay đổi tư thế và di chuyển để thư giãn cơ cổ trong vài phút.

Nếu có thể, nên đứng lên vươn vai, duỗi thân, đi bộ xung quanh, hoặc tập các đông tác làm thư giãn cơ bắp ở cổ và thắt lưng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm