Cách chữa hôi miệng hiệu quả nhanh nhất không phải ai cũng biết
Mỗi ngày hai cốc nước ấm vào đúng giờ vàng bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra / Đừng tưởng ăn rau là tốt: Ăn theo cách này là hại nội tạng, dễ gây ngộ độc
Hôi miệng là căn bệnh rất phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nó khiến bạn vô cùng mất tự tin khi giao tiếp, đặc biệt với những người hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao và phụ nữ.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trong thực tế, hơi thở hôi không khó để chữa khỏi, chọn cách điều trị đúng là "chìa khóa" để loại bỏ bệnh một cách phù hợp nhất. Căn bệnh phổ biến nhưng không khó để chữa trị, bạn có thể dùng những cách chữa hôi miệng đơn giản dưới đây để tự tin hơn với bản thân mình.
Ảnh minh họa
Muối
Muối là một loại khoáng chất, rất tốt đối với hàm răng và sức khỏe của nướu. Muối còn có tính sát trùng rất tốt. Vì vậy khi dùng muối làm cách chữa trị bệnh hôi miệng nhanh nhất tại nhà, bạn vừa có thể làm sạch miệng lại sát khuẩn được những vết thương trong miệng, đặc biệt là ở nướu.
Cách dùng: Chỉ cần pha muối với nước (lưu ý là nồng độ muối là chỉ ở khoảng 0,8 – 1%) để ngậm trong miệng hàng ngày là có thể khử mùi cho răng miệng hiệu quả.
Gừng, sữa chua giúp giảm hôi miệng
Sữa chua: Ăn sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Gừng: Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày. Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh.
Chữa hôi miệng bằng chanh
Chanh có lượng axit cao, giúp tẩy trắng và khử mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần 1 chút nước cốt chanh hòa với mật ong để uống hàng ngày sẽ có hơi thở thơm mát.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh + muối để làm nước súc miệng hàng ngày. Không những có hơi thở thơm mát mà bạn cũng sẽ có hàm răng trắng sáng hơn đấy.
Chữa hôi miệng bằng hương nhu
Hương nhu hay còn được gọi là cẩn nhu, rau é. Có mùi thơm, vị cay, không độc, được dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.
Dùng 10g hương nhu sắc với 200ml nước, rồi dùng nước hương nhu ngậm và súc miệng.
Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà
Bạn có thể dùng lá bạc hà chữa hôi miệng theo các cách sau:
Súc miệng bằng nước bạc hà: Lấy lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, đem giã lấy nước cốt rồi pha với nước theo tỉ lệ 1:3 dùng để súc miệng hàng ngày.
Ăn sống: Dùng lá bạc hà để ăn sống cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng.
Chữa hôi miệng bằng rau mùi tây
Chất diệp lục chứa trong rau mùi tây sẽ hạn chế những tác nhân gây mùi trong miệng. Bạn nên thường xuyên nhai lá mùi tây được nhúng giấm trong khoảng 2 phút hoặc dùng nước ép rau mùi tây ngậm để chữa hôi miệng.
Ăn táo
Một số loại thực phẩm là nguyên nhân gây ra hơi thở hôi, vì vậy một trong những biện pháp khắc phục đơn giản nhất là hạn chế ăn chúng. Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao hoặc có hàm lượng fructose cao vì cả hai thứ này khuyến khích sản xuất vi khuẩn.
Đối với một bữa ăn nhẹ nhanh chóng và dễ dàng giúp hạn chế hơi thở hôi, hãy ăn 1 trái táo hoặc 1 cốc sữa chua. Táo có nhiều chất xơ và pectin heteropolysaccharide, kích thích sản xuất nước bọt, hoặc sữa chua sẽ làm giảm vi khuẩn trong miệng.
Mẹo nhỏ:
- Đánh răng hàng ngày sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trong kẽ và chân răng.
- Cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và thức ăn thừa còn bám trên lưỡi.
- Uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít/ ngày để cung cấp nước cho cơ thể, tránh bị khô miệng sẽ gây mùi hôi.
- Không sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành tỏi, cà phê, thuốc lá, rượu bia,..
- Thường xuyên nhai kẹo cao su.
- Ngậm và súc miệng bằng nước muối hàng ngày để khử mùi và hạn chế viêm lợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài