Cách chữa rát lưỡi tại nhà nhanh chóng, hiệu quả nhất
Những cách tận dụng dầu ăn thừa hiệu quả, bạn đã biết? / Tại sao không nên đổ dầu mỡ xuống bồn rửa?
Nguyên nhân gây rát lưỡi
Va chạm, cắn trúng lưỡi hoặc chấn thương gây ra đau rát lưỡi
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Trong quá trình ăn nhai và cử động cười nói, va chạm đến khoang miệng hoặc gặp các sự cố vấp ngã, tai nạn,...gây tổn thương cho lưỡi gây ra các cơn đau rát các vùng niêm mạc, tình trạng này thường sẽ hết trong khoảng 1 tuần.
Bị nấm miệng
Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, nấm Candida - một loại vi khuẩn sống cư trú ở miệng, cổ họng, và hệ thống tiêu hóa sẽ xâm lấn và phát triển gây ra các bệnh nhiễm nấm miệng, viêm miệng, thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đi kèm các dấu hiệu xuất hiện trong khoang miệng của những mảng đốm màu trắng hay vàng, người bệnh kèm theo cảm giác rất đau rát lưỡi hoặc các vùng khác bên trong miệng.
Miệng lở loét khiến lưỡi bị đau rát
Miệng lở loét gây cảm giác khó chịu, xót và đau thường xảy ra ở các vị trí môi, má, bên trong niêm mạc miệng, trên và dưới lưỡi.
U lưỡi gây ra đau rát lưỡi
Lưỡi xuất hiện khối u gây tình trạng đau rát, tê cứng vùng lưỡi, đau khi nuốt hoặc ăn nhai, có thể bị chảy máu lưỡi bất thường, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chưa trị kịp thời.
Cách đơn giản để chữa đau rát lưỡi tại nhà
Dân gian Việt Nam có rất nhiều cách để làm dịu cơn đau rát lưỡi cũng như giảm một số khó chịu bên trong khoang miệng. Bạn có thể tham khảo dưới đây
Rửa lưỡi và chườm lạnh nếu có tổn thương ở lưỡi
Khi bạn lỡ cắn hoặc vô trình va chạm gây tổn thương đến lưỡi, bạn cần rửa sạch lưỡi bằng nước lọc trước tiên để tránh nhiễm trùng từ chất bẩn của đồ vật va chạm, thức ăn thức uống, dịch nhầy và máu. Để giảm cảm giác ghê rợ, nổi phồng và đau vùng lưỡi tổn thương này, bạn có thể sử dụng đá lạnh sạch để ngậm hoặc lăn nhẹ vào vùng rát lưỡi nhằm giảm sưng. Trường hợp vết cắn vào lưỡi sâu và chườm lạnh không giảm bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kĩ lưỡng hơn.
Dùng muối súc miệng chữa đau rát lưỡi
Muối sạch làm gia vị trong chế biến thức ăn cũng an toàn trong điều trị rát lưỡi. Tùy theo nhu cầu mỗi người, Bạn pha loãng muối với nước ấm sạch và dùng để súc miệng sau khi ăn hoặc ngay sau khi có tổn thương bên trong khoang miệng. Muối giúp làm cho sạch lưỡi và giảm đau rát lưỡi hiệu quả.
Thoa 1 - 2 thìa mật ong lên lưỡi
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mật ong có thể chữa lành vết bỏng rất hiệu quả. Mang đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, mật ong có thể làm dịu các cơn đau. Việc bạn cần làm là ngậm 1 thìa mật ong trên vị trí lưỡi bị bỏng trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm dần. Không chỉ làm dịu đi cơn rát mà mật ong còn có mùi vị rất dễ chịu.
Dùng nước ép lô hội
Bên cạnh mật ong, nước ép lô hội cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, chữa lành tự nhiên các vết thương do bỏng cấp độ 1 và 2. Thoa nước ép lô hội lên lưỡi và để nguyên trong khoảng 20 - 25 phút, lô hội sẽ làm mát lưỡi và giảm đau hiệu quả.
Dùng sữa
Sữa có khả năng bao phủ, giúp giảm bớt cảm giác đau. Khi bị bỏng, bạn cần nhúng lưỡi vào sữa lạnh đợi một lát cho tới khi cảm thấy dễ chịu. Hoặc cũng có thể ăn sữa chua (ngậm một vài giây trước khi nuốt) thay cho sữa tươi, với tác dụng tương đương.
Bị đau rát lưỡi nên uống nhiều nước
Nước giúp giảm khô miệng, rửa trôi vi khuẩn trong khoang miệng và làm giảm tình trạng đau rát lưỡi rất an toàn. Bạn có kế hoạch bổ sung nước mỗi ngày ít nhất 2,5 lit/ ngày và chia nhỏ lượng nước cũng như quãng thời gian uống trong ngày để đây nhanh quá trình hồi phục các tổn thương ở lưỡi.
Ăn uống thức phẩm mềm, dịu giảm đau lưỡi
Chỉ những ai bị đau rát lưỡi mới được hiểu cảm giác an uống khó khăn và khó nuốt như thế nào. Vì thế, thức ăn mềm, lỏng làm giảm áp lực cho khoang miệng và làm giảm đau rát lưỡi hiệu quả. Nước mát, sinh tố, cháo đặc cũng như trái cây mềm như chuối, sữa chua là các lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân làm mát và dịu tình trạng rát lưỡi.
Ngưng sử dụng bất cứ thứ gì gây ra cơn đau lưỡi
Việc hình thành thói quen tích cực và tránh những thực phẩm – đồ uống là phương pháp giảm đau rát lưỡi cần phải được quan tâm trong mỗi gia đình. Trong đó, việc ăn uống quá độ làm cho tình trạng đau lưỡi trầm trọng hơn như: đồ ăn quá cay nóng, thực phẩm chứa axit, cafe, thức ăn nhiều gia vị, đồ ăn cứng cạnh, một số thực phẩm chế biến từ quế hoặc bạc hà, bia rượu. Ngoài ra, hạn chế nhai và hút thuốc lá khiến cơ thể bạn giảm quá trình làm lành vết thương và làm chậm hồi phục các vị trí đau rát lưỡi của bạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không ngâm thịt vào nước khi rã đông! Các đầu bếp nhà hàng chia sẻ bí quyết rã đông thịt nhanh trong 5 phút, hãy thử ngay
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Trước ngày đón mẹ chồng lên sống chung, hành động của vợ khiến tôi bàng hoàng, cảm giác như một nhát dao cứa vào lòng
Nàng dâu bị mẹ chồng "sạc" nảy lửa sau khi nâng mũi, cú phản đòn bất ngờ khiến bà phải "xuôi"
Người xưa nói: '3 tuổi nhìn ra tính cách, 7 tuổi nhìn ra số mệnh', có thực sự dự đoán được tính cách, tương lai đứa trẻ không?