Cách cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái để con có tương lai đẹp
Nấu sườn xào chua ngọt hãy bỏ thêm thứ này giúp món ăn trở thành cực phẩm, ai cũng thích / Chỉ mặt người phụ nữ đào hoa- đa tình
Thôi nôi giải thích theo dân gian, thôi có nghĩa là dừng lại, nôi có nghĩa là chiếc nôi bé nằm, theo đó thôi nôi có nghĩa là bé đã lớn, đã dừng nằm nôi và chuyển sang nằm giường như người lớn.
Lễ thôi nôi của trẻ thường cúng theo ngày âm lịch, tùy theo từng vùng miền mà có những cách cúng thôi nôi khác nhau, nhưng tựu trung lại các bước cúng thôi nôi cho trẻ như dưới đây (nếu thấy quá nhiều các mẹ có thể lược bỏ bớt theo điều kiện nha) :
Chuẩn bị lễ vật và các mâm cúng thôi nôi
Theo tín ngưỡng dân gian và phong tục truyền thống, việc chuẩn bị đồ cúng thôi nôi đầy đủ, nghi lễ cúng chỉn chu sẽ mang phước lành đến cho đứa trẻ. Về cơ bản, khi cúng thôi nôi cho trẻ, ngoài những mâm cúng trong nhà (ngoài mâm cúng thôi nôi, còn lại trong nhà có bao nhiêu bàn thờ thì đặt bấy nhiêu mâm) cũng sẽ có một mâm cúng ngoài sân.
Mâm cúng ngoài sân
Cũng tương tự mâm cúng ở lễ đầy tháng, trong mâm cúng thôi nôi không thể thiếu các lễ vật như chè, xôi, gà hoặc vịt luộc. Các lễ vật này dùng để cúng bà Mụ – Ông Mụ theo tín ngưỡng dân gian.
Bên cạnh đó, một số gia đình với mong muốn con cái sau này sẽ đủ đầy ấm no nên bày biện thêm cả heo quay. Đi cùng với một con lợn quay còn có thêm các lễ vật được tính theo số lẻ, chẳng hạn: 5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 dĩa hoặc lòng lợn, 1 dĩa rau sống, 1 dĩa trái cây, 1 ly rượu trắng, 1 tách trà. Cùng với đó còn phải kể thêm các dụng cụ khác như nhang, đèn và một con dao cắm trên mình con lợn quay.
Tất cả những lễ vật này dùng để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ nên nhất thiết phải được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, người lớn trong nhà sẽ thực hiện cách cúng thôi nôi cho trẻ như sau:
Cúng ngoài sân (Người lớn trong nhà thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn):
“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (… ) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc… ”.
Mâm cúng trong nhà
Theo nghi lễ truyền thống, mâm cúng trong nhà dùng để cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Như vậy, theo tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện. Các vật phẩm trong mâm cúng có thể được dùng theo tập quán của mỗi vùng miền khác nhau. Trên bộ ván hoặc bộ vạt sẽ có 12 chén chè, xôi để dùng mời 12 bà Mụ; 1 con gà hoặc vịt luộc với 3 chén cháo nhỏ cùng 1 tô cháo lớn dùng để mời 3 ông Mụ.
Cúng ở các bàn thờ Phật, tổ tiên, ông Địa ông Thần Tài và ông Táo: Nghi thức này thực hiện giống nghi thức trên với lời khấn tương tự, chỉ thay đổi danh xưng các vị cần khấn cầu cho phải phép.
Cúng 12 bà Mụ và Đức ông (văn cúng đơn giản nhất):
Sau khi bày lễ cúng thôi nôi xong, bố hoặc mẹ em bé thắp 3 nén nhang (hương), rồi bế cháu bé ra trước án khấn:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày…..tháng….. năm…...
con là ....................... sinh được con (trai, gái) đặt tên là ..............
Chúng con ngụ tại:............................................ .......
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sắm lễ vật dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là……sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Lưu ý khi đã khấn cúng thôi nôi xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần nhang thì lễ tạ.
Nghi thức chọn nghề cho trẻ
Sau khi thực hiện các nghi thức cúng xong, người nhà sẽ bày ra mâm những vật dụng như kéo, lược, gương, bút, sổ tay… để bé bốc.
Nếu bé bốc trúng đồ vật nào dự đoán tương lai bé sẽ theo nghề đó như quan niệm của dân gian. Ví dụ: bé bốc kéo, tương lai bé sẽ là thợ hớt tóc chẳng hạn…
Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, họ hàng hai bên nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và lì xì cho bé để chúc bé hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh.
Nghi lễ mừng tuổi
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà nghi thức này được thực hiện hay không? Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của nghi thức này đó chính là mở đầu cho mọi điều tốt đẹp mà sau này bé sẽ được thụ hưởng. Vì thế, vấn đề vật chất không nên đặt nặng.
Sau tất cả những nghi thức này, gia đình và khách mời có thể cùng vào bàn và tiệc tùng mừng cho dấu mốc quan trọng của cháu bé.
Thôi nôi là một nghi lễ rất ý nghĩa, mang nét đẹp của tín ngưỡng văn hóa dân gian cần được nhìn nhận và gìn giữ dưới những góc độ nhân bản. Những biến dạng méo mó của nghi lễ này theo các giá trị vật chất sẽ làm mai một dần nét đẹp đáng trân quý này. Do đó, hơn ai hết, chính các bậc sinh thành phải là những người trước hết có được sự nhìn nhận đúng đắn ý nghĩa ngày thôi nôi của con mình.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài