Cách giảm cân dành riêng cho người bệnh tiểu đường
Lần đầu ra mắt nhà bạn trai, cô gái cay cú vì cố tình không ăn nhưng vẫn phải rửa bát / Vị khách không mời cùng lời tố: "Anh bỏ rơi mẹ con tôi" khiến cô vợ phải "ra chiêu độc" dù trong ngày Tết
Tại sao người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) thừa cân nên giảm cân?
Ảnh minh họa.
Tình trạng thừa cân, béo phì gây nhiều ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân đái tháo đường. Béo phì là tình trạng mỡ dư thừa tích tụ ở một số bộ phận (thường ở bụng, đùi, mông) hay toàn bộ cơ thể.
Các nhà khoa học thuộc Viện phân tử tế bào Singapore cho biết: ở những đối tượng béo phì, protein NUCKS có chức năng phát tín hiệu insulin trong tế bào bị thiếu hụt hay giảm hoạt động, dẫn đến giảm nhạy cảm insulin, tăng nồng độ đường trong máu.
Mặt khác, khi dư thừa năng lượng, các tế bào sẽ phát tín hiệu giảm tiếp nhận insulin trên bề mặt để giảm vận chuyển glucose vào trong tế bào. Đồng thời, mỡ dư thừa kích hoạt các tế bào miễn dịch giải phóng các hoạt chất gây viêm (cytokine, interleukin – 6…) làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin. Béo phì dẫn đến tình trạng đề kháng insulin, việc này vô cùng bất lợi cho bệnh nhân đái tháo đường.
Giảm cân giúp cải thiện hoạt động của insulin, làm giảm nồng độ đường huyết lúc đói. Đồng thời còn mang lại cho bạn tinh thần thoải mái và ngủ ngon hơn – giúp giảm được các yếu tố dẫn đến nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do vậy, đối với những bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân, việc giảm cân là vô cùng quan trọng.
Cách giảm cân cho người đái tháo đường
Có mục tiêu cụ thể
Trước khi bắt đầu có kế hoạch giảm cân, bạn nên tính toán, xem xét lại cân nặng của mình và mức cân dự tính phải giảm. Điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch, mục tiêu giảm cân rõ ràng hơn.
Vận động thường xuyên
Thường xuyên vận động trong suốt cả ngày, chạy bộ, đi bộ nhanh 30 phút/ngày. Những hoạt động này khiến cơ thể bạn đốt cháy một lượng calorie kết hợp một chế độ ăn vừa phải sẽ giúp giảm và duy trì cân nặng ổn định.
Giảm kích thước bát/đĩa đựng thức ăn hàng ngày
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia thì việc đặt một lượng thức ăn nhỏ vào chiếc đĩa/bát lớn, bạn sẽ cảm thấy thức ăn không đủ cho một bữa. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác muốn ăn nhiều hơn. Nhưng nếu bạn đặt lượng thức ăn tương tự vào trong một bát/đĩa nhỏ, phần thức ăn sẽ trông nhiều hơn bình thường. Sự khác biệt về kích thước này sẽ giúp bạn có suy nghĩ là mình đã nạp đủ một lượng thức ăn như hàng ngày nhưng trên thực tế là đã giảm bớt khẩu phần ăn.
Uống một ly nước lớn trước khi ăn
Uống một ly nước lớn có thể giúp bạn giảm cân khi đang mắc bệnh tiểu đường bởi điều này sẽ khiến bạn không thể ăn quá nhiều trong bữa ăn. Nước sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn. Đây có lẽ là một mẹo khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng ít người biết đến điều này.
Ghi chép lại những bữa ăn
Cách viết ra những gì bạn đã ăn có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát số calo đã nạp vào cơ thể. Khi bạn luôn nhìn thấy khẩu phần ăn của mình bạn sẽ thay đổi được lượng thức ăn mỗi ngày để phù hợp hơn với cơ thể. Và đặc biệt sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?