Cách kiểm soát các vấn đề sức khỏe ở trẻ em trong mùa hè
Đây là lý do tại sao trẻ em Nhật Bản có sức khỏe tốt nhất thế giới / Nguyên nhân nào gây nên bệnh thiếu máu ở trẻ em?
Tiến sĩ Suresh Birajdar, bác sĩ nhi khoa, Bệnh viện Motherhood, cho biết nhiệt độ và độ ẩm cao khiến các vấn đề sức khỏe ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Ông đã đưa ra một số dấu hiệu và tình trạng sức khỏe cũng như biện pháp phòng ngừa mà bố mẹ cần lưu ý.
Sốc nhiệt
Nguyên nhân của tình trạng này là do tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Khi bị sốc nhiệt hoặc say nắng, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như kiệt sức, đau đầu, chóng mặt và suy nhược.
Để giải quyết, hãy hạ thân nhiệt của trẻ bằng nước hoặc chườm đá. Khi hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ cần đội nón hoặc mũ lưỡi trai để che đầu.
Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng và ẩm ướt dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn có thể làm ô nhiễm thực phẩm, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Vì vậy, cần tránh ăn thức ăn lề đường và thức ăn ôi thiu hoặc chưa nấu chín.
Mất nước
Trong mùa hè, trẻ có xu hướng mất nhiều nước và muối dưới dạng mồ hôi. Do đó, trẻ cần được bổ sung bằng cách duy trì đủ nước. Nước dừa, sữa và nước chanh là một số lựa chọn tốt để giữ nước cho trẻ.
Cháy nắng
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da của trẻ. Cháy nắng sẽ gây đỏ, viêm, phồng rộp và cũng có thể bong tróc da. Bố mẹ không nên cho trẻ ra nắng khi chưa bôi kem chống nắng, đặc biệt tránh cho trẻ ra ngoài từ 11 giờ trưa đến 4 giờ chiều.
Phát ban
Phát ban, rộp da, nhiễm trùng và dị ứng thường thấy ở trẻ em. Ngoài ra, bệnh chàm cũng là một bệnh ngoài da trở nên trầm trọng hơn vào mùa hè do mồ hôi, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tăng tiết dầu; từ đó khiến con bạn bị phát ban trên da.
Để kiểm soát tình trạng kích ứng da, bố mẹ có thể chườm lạnh lên vùng da bị ảnh hưởng. Cho trẻ mặc quần áo cotton thoải mái và rộng rãi trong mùa hè và tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm cho da nào mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bệnh lây truyền qua đường nước
Nước bị ô nhiễm có thể dẫn đến thương hàn, tiêu chảy, tả, vàng da và kiết lỵ ở trẻ em. Bạn nên chuẩn bị nước lọc cho trẻ đem theo khi đi chơi, hoặc đến trường.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc có thể dẫn đến các triệu chứng như đỏ, ngứa và viêm mắt. Bạn nên thường xuyên chăm sóc mắt cho trẻ, đảm bảo trẻ không chạm tay vào mắt và uống thuốc khi cần thiết.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em gia tăng trong mùa hè do uống không đủ nước. Do đó, trẻ cần giữ vệ sinh cá nhân tốt và uống đủ nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!