Cách làm đẹp da bằng rau má, vừa giúp thải độc lại chống lão hóa
Công dụng làm đẹp thần kỳ của trà xanh đối với làn da / 5 trái cây cung cấp vitamin cho cơ thể, là “thần dược làm đẹp” giúp nàng luôn xinh tươi
Theo giới chuyên gia, chiết xuất rau má giúp điều trị một số tình trạng da thông thường nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng với liều lượng cao.
Rau má có thể mang lại một số lợi ích cho làn da của bạn nhờ loạt hợp chất chứa trong nó. Ví dụ, các hợp chất trong rau má bao gồm madecassoside, madecassic acid, asiaticoside và asiatic acid, có thể giúp vết thương mau lành. Điều này là do các hợp chất làm tăng lượng collagen và fibronectin của lớp tế bào trong da.
Theo nghiên cứu năm 2016 về tác dụng giữ ẩm của rau má, các chất chống oxy hóa tự nhiên, các hợp chất chống viêm và carbohydrate có thể làm cho loại thảo mộc này có hiệu quả trong việc cải thiện độ ẩm cho da và mang lại tác dụng chống lão hóa.
Do đó, các nhà sản xuất thường thêm chiết xuất rau má trong các loại kem dưỡng ẩm dành cho da khô và nhạy cảm.
Đắp mặt nạ rau máRau má tươi nguyên chất rất tốt cho sức khỏe nói chung và da mặt nói riêng. Đắp mặt nạ rau má nguyên chất giúp da cung cấp được nhiều dưỡng chất, loại bỏ chất nhờn giúp bạn sở hữu một làn da trắng hồng, mịn màng hơn.
Cách làm mặt nạ rau má nguyên chất cách làm vô cùng đơn giản.
- Bước 1: Rau má được nhặt sạch những lá hư hỏng đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ hết bụi bẩn.
- Bước 2: Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau má, rửa sạch, xay hoặc nghiền lấy nước.
- Bước 3: Tiếp đó bạn chỉ cần lấy mặt nạ giấy hoặc bông gòn thấm nước rau má thoa đều lên mặt liên tục 2-3 lần giúp dưỡng chất rau má thấm sâu vào da.
- Bước 4: Thư giãn khoảng 5-10 phút sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm. Tiếp đó rửa mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông và để khô tự nhiên.
Rửa mặt với nước rau máSử dụng nước rau má để rửa mặt mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch sâu da mà còn hỗ trợ chữa lành, hồi phục nhanh chóng vết thương, giảm thâm mụn, làn da tươi trẻ hơn.
Cách thực hiện:
Rửa sạch rau má và cho vào nồi đun sôi với nước.
Dùng miếng vải lọc lấy nước cốt rồi cho vào bình thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.
Mỗi sáng, bạn chỉ cần lấy một chút nước rau má thoa lên mặt và massage nhẹ nhàng, sau đó rửa lại với nước.
Uống nước ép rau má
Nước ép rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giúp đào thải độc tố trong cơ thể. Chính vì vậy, uống nước ép rau má thường xuyên sẽ có tác dụng trị mụn rất tốt.
Bước 1: Nhặt rau má, rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 2 đến 3 tiếng.
Bước 2: Cho rau má vừa ngâm và 2 đến 3 cốc nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn sau đó lọc qua dây lọc để lấy nước cốt.
Khi uống nước ép rau má, mọi người có thể cho thêm một chút đường vào để dễ uống hơn
Một số lưu ý khi sử dụng rau máMột nghiên cứu từ năm 2010, các tác giả viết rằng tác dụng phụ của việc sử dụng rau má là rất hiếm, nhưng nếu dùng ở liều lượng cao thì có thể xảy ra một số hiện tượng như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, kích ứng da,...
Các tác giả nghiên cứu nói thêm rằng nếu một người dùng rau má liều cao, họ cũng có thể bị buồn ngủ cực độ. Vì thế, những người đang sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc giảm lo lắng không nên dùng rau má.
Các tác giả nghiên cứu cũng cảnh báo rằng nếu một người tiêu thụ một lượng rau má cao, họ có thể có nguy cơ bị đau đầu và bất tỉnh thoáng qua, thường được gọi là chứng mất ngủ.
Một số hợp chất trong loại thảo mộc này cũng đã cho thấy một số tác dụng chống sinh sản ở chuột trong nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này khuyến nghị rằng phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng rau má. Ngoài ra, bất kỳ ai đang mang thai, dự định có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau má.
Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất rau má, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn