Làm thế nào để nêm đúng gia vị trong quá trình nấu và chế biến thức ăn không phải ai cũng biết.
Da đầu nhiều gầu, chữa cách nào? /
Đêm tân hôn, chồng xem điện thoại rồi tát tôi đau điếng
Đường. Đường nên được ướp vào thực phẩm trước khi đem nấu hoặc trước khi kết thúc nấu món ăn để tránh tình trạng cháy khét, không tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng đường trong nấu ăn, bạn lưu ý nên cho đường vào món ăn trước khi cho muối để tránh sự bay hơi của muối, làm món ăn không đậm đà. Chỉ để lửa 170 độ C – 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.
Tiêu. Là loại gia vị cay nồng thơm đặc trưng. Tuy nhiên cũng cần chú ý khi nêm gia vị này. Nếu nấu ở nhiệt độ cao, tiêu sẽ mất mùi và sinh ra chất gây ung thư. Hãy nêm tiêu khi món ăn gần nấu xong sẽ đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Dấm. Là gia vị khử tanh, khử béo và tạo hương thơm, làm mềm món ăn. Vì thế mà trong các món ăn nếu có dấm sẽ tăng cường sức khỏe rất tốt. Cách nêm dấm tốt nhất là khi thức ăn đã gần nấu xong hoặc khi mới bắt đầu chế biến, món ăn sẽ đảm bảo được dinh dưỡng ban đầu.
Bột ngọt. Bạn nên nêm bột ngọt khi món ăn đã được chế biến gần xong. Nên nhớ, đừng bao giờ nêm bột ngọt khi đang sôi bởi khi được đun tới nhiệt độ cao, bột ngọt có thể gây độc hại cho người sử dụng.
Với các món nộm hay gỏi thì nên hòa bột ngọt với nước trước khi cho vào trộn. Không bao giờ nêm bột ngọt trước khi nấu bởi nó sẽ làm món ăn có vị đắng.
Với các món nấu với nước mắm, không nên nấu lâu sẽ khiến chất bổ dưỡng như chất đạm và các loại vitamin A, D và B12 trong nước mắn bị mất đi. Tốt nhất nên nêm nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay để bảo vệ mùi hương đậm đà của nước mắm.
Muối. Nếu muốn món ăn có hương vị đậm đà của muối thì bạn hãy lưu ý. Đối với món thịt hãy cho muối vào ướp trước khi nấu. Các món xào nên cho muối vào dầu và để trong khoảng 1 phút thì cho đồ vào xào.
Với các món luộc, hãy cho muối ngay vào nước luộc để rau được nuột nà hấp dẫn hơn. Còn với các món canh thì hãy nêm muối khi canh vừa sôi.
Theo Mi Trần/Kiến thức