Cách ngâm rượu mơ đúng chuẩn, thơm ngon dễ uống
Mẹ trồng cây dây nhện làm cảnh mà sạch nhà / Mỡ bụng vài ngấn cũng bị "đánh bay" nếu biết 4 loại nước uống "thần thánh" này
Nguyên liệu và cách chọn mơ ngâm rượu
Chọn quả mơ tươi ngâm rượu
Cách ngâm rượu mơ tươi kiểu Việt Nam khác với cách ngâm rượu mơ kiểu Nhật là phải chọn:
Quả mơ chín vàng đều thơm
Mơ không bị thâm, dập hay thối. Tuyệt đối không tận dụng quả bị thối một phần để ngâm vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mơ của cả quá trình ngâm
Mơ tươi vùng Sơn La và Yên Bái thường thơm ngon hơn nên lựa chọn để ngâm rượu mơ.
Các bước cần thực hiện để ngâm rượu mơ
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Đầu tiên, khi chọn mơ ngâm rượu, bạn nên chọn những quả còn xanh căng mọng, không bị sâu hay giập, thối. Rồi đem về rửa sạch, dùng tăm tre nạy bỏ phần cuống để mơ được ngấm nhanh hơn. Sau đó đem ngâm mơ với nước lạnh khoảng hớn 2 tiếng để loại bỏ bớt phần nhựa chát trong quả mơ ra rồi vớt ra để ráo.
Bước 2: Ngâm mơ với đường phèn Tiếp theo lấy lọ thủy tinh đem rửa sạch cả trong lẫn ngoài, tốt nhất nên tráng qua chút rượu trắng để loại bỏ các tạp chất gây nấm mốc trong lúc ngâm rồi dùng khăn sạch lau khô. Sau đó xếp mơ và đường vào lọ thủy tinh, cứ một lớp mơ rồi một lớp đường xen kẻ đến khi nào hết nguyên liệu thì thôi. Nhớ là lớp đường phải ở trên cùng đấy nhé!
Bước 3: Ngâm với rượu trắng Sau cùng cho rượu vào và nắp bình kín lại, có thể dùng thêm túi nilon để giúp nắp bình được kín hơn và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bước 4: Hoàn thành Rượu mơ ngâm khoảng 6 – 8 tháng là có thể mang ra dùng được. Tuy nhiên khoảng 1 năm thì rượu mới bắt đầu cho độ cồn ngon nhất.
Rượu mơ ngâm uống rất ngon giống với rượu vang, rượu khai vị với mùi thơm, chua chua, ngọt ngọt rất dễ uống. Để tăng độ ngon có rượu mơ, khi uống có thể cho thêm vài viên đá lạnh để uống cùng.
Tác dụng của rượu quả mơ
Quả mơ là đồ ngâm rượu hoa quả tuyệt vời Theo kinh nghiệm dân gian, rượu mơ có tác dụng tốt cho sức khỏe như:
Điều trị bệnh đường ruột, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh, có tác dụng giảm chứng lo âu và căng thẳng tinh thần, trị bệnh mất ngủ.
Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm mệt mỏi, suy nhược…Nhờ có hàm lượng axit acitric hữu cơ và axit amin khá cao.
Rượu mơ cũng có tác dụng giúp ăn ngon tiêu cơm, thịt, chất béo và tăng thị lực.
Rượu mơ xanh, tán hàn, ấm vị, chữa kém ăn, bụng có giun.
Rượu thanh mai (mơ xanh) chữa phong thấp nôn mửa, đau bụng, phòng cảm nắng nóng, ra mồ hôi tay chân (trong uống ngoài xoa bóp).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài