Cách nhận biết măng bị ngâm hóa chất nhuộm vàng
Mẹo nhỏ vào buổi sáng cũng giúp bạn giảm ngay mỡ bụng / Mẹo chọn bơ dẻo ngon, không sợ tẩm thuốc gây hại
Măng màu vàng đậm thì bạn chớ nên mua nhé!
Màu sắc bên ngoài: Măng không hóa chất do được ngâm muối nên có màu hơi thâm đen, trong khi măng ngâm hóa chất có màu trắng phau, hoặc màu vàng đậm do được ngâm bột vàng. Bình thường măng tự nhiên có màu vàng nhạt hoặc hơi thâm đen, còn măng hóa chất thì màu vàng đậm.
Độ giòn: Măng ngâm hóa chất thường giòn, bẻ dẽ gãy vụn. Còn măng tự nhiên do ngâm muối nên dai hơn, không dễ gãy khi bẻ.
Độ bóng: Măng ngâm hóa chất thường có độ bóng, trông bắt mắt, không bao giờ bị ẩm mốc. Bên cạnh đó những cọng măng không ngâm hóa chất thường cái to cái nhỏ, không có độ bóng và nhìn không bắt mắt.
Ngửi mùi măng: Khi chọn măng, những bà nội trợ cũng nhớ ngửi mùi măng, Nếu ngửi thấy mùi hóa chất hoặc măng không có mùi tự nhiên thì không nên mua. Bởi măng sấy bằng lưu huỳnh sẽ có mùi khét đặc trưng của măng ngâm lưu huỳnh. Khi ngửi sẽ có mùi SO2 rất đặc trưng SO2 (mùi diêm sinh). Ngược lại, măng không tẩm hóa chắt còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ và không bị mốc.
Khử độc cho măng tươi khi ăn
Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại có tính độc do chứa nhiều chất glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Những người ăn phải măng độc thường có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:
Cách 1
Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.
Cách 2
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.
Lưu ý khi chế biến măng
Quá trình luộc măng cần mở vung/nắp nồi để chất độc nhanh bay hơi, loại bỏ được độc tố nhanh hơn. Nếu măng có màu trắng/vàng bất thường, hoặc có mùi lạ (dấu hiệu măng bị ngâm hóa chất) nên bỏ không dùng. Măng luộc không kỹ có thể gây ngộ độc cấp. Nhưng ngay cả khi đã luộc kỹ, nếu bạn ăn món măng nhiều và thường xuyên cũng có thể gây ngộ độc mạn tính, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu. Vì vậy, sau khi ăn măng thấy các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt buồn nôn… cần tới bệnh viện sớm, bởi trường hợp nặng rất có thể bị tử vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết