Đời sống

Cách phát hiện chiêu trò "móc túi" khi đổ xăng

Chỉ bằng một số “thủ thuật”, các nhân viên cây xăng có thể qua mặt khách hàng và thu lợi riêng. Hãy chú ý quan sát để tránh bị mất tiền oan.

Mẹo lột vỏ khoai tây siêu nhanh và sạch không phải ai cũng biết / 5 phút với mẹo này, bồn cầu được khử mùi hôi sạch bong như mới

Cách phát hiện chiêu trò gian lận ở cây xăng

Việc ăn gian, đổ thiếu ở cây xăng là vấn nạn nhức nhối mà các cơ quan chưa giải quyết hết được và chính người tiêu dùng nên biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Số nhảy “tung tóe” hoặc nhấp cò nhiều lần

Đây là chiêu trò “cổ điển” với hai nhân viên cùng tham gia “lừa đảo”. Khi khách đến đổ xăng, ngoài nhân viên cầm vòi còn có một người khác đứng ở trạm xăng, lợi dụng lúc khách hàng không để ý sẽ nhấn nhanh đồng hồ điện tử để nhảy lên số khách muốn đổ.

Tinh vi hơn là thủ đoạn nhân viên bơm xăng nhấn cò 2 cái để đồng hồ nhảy lên số tiền định mức dù trên thực tế chưa đến. Lúc bơm được khoảng hơn nửa tiền, nhân viên sẽ bóp cò liên tục, vờ như phải làm thế để tránh tràn bình hoặc vượt mức khách yêu cầu.

Việc nhấp cò nhiều lần sẽ làm tăng áp suất không khí trong vòi, vì thế số trên bảng điện tử nhảy nhanh hơn so với lượng xăng thực tế được đổ. Trong một số trường hợp, nhấp cò xăng liên tiếp có thể khiến đồng hồ vẫn chạy nhưng xăng thì không.

Hãy là người tiêu dùng thông thái tránh bị lừa khi đổ xăng...
Hãy là người tiêu dùng thông thái tránh bị lừa khi đổ xăng...

Đổ nối số

Nhiều người khi tới trạm xăng là mở nắp bình và loay hoay rút tiền mà không để ý đồng hồ điện tử trạm xăng đang ở số bao nhiêu (theo đúng chuẩn là số 0).

Trong lúc khách đông, một số nhân viên sẽ đổ “nối số”, tức là vừa đổ cho người này, chưa reset đã đổ cho người kế. Như vậy, người sau sẽ phải trả thêm số tiền của người trước mà không hề hay biết.

Tống hơi vào bình

 

Khách yêu cầu đổ 50.000, nhưng khi màn hình đang hiện 45.000 thì nhân viên sẽ ngắt còi bơm, nhè nhẹ dốc vòi cho xăng chạy ngược về trạm và bấm còi thêm lần nữa để tống hơi vào bình xăng của khách dù đồng hồ vẫn nhảy về 50.000 như thường.

"Râu ông nọ cắm cằm bà kia"

Tương tự, lúc khách hàng đứng ở cột xăng bên này thì nhân viên dùng cột bên kia để đổ. Vì thế mà khách hàng không để ý kỹ đồng hồ lúc đầu chỉ bao nhiêu.

“Trò” này rất dễ nhận ra, vì nếu bạn thấy một nhân viên ở cột khác đến đổ, hãy yêu cầu được nhìn số tiền đã về 0 chưa.

Dắt khách ra chỗ khuất

 

Lấy lý do đông khách, nhân viên bơm xăng có thể gọi bạn ra chỗ khuất tầm nhìn với bảng điện tử. Nhiều người do vội, hoặc muốn cho xong việc đã “vô tư” làm theo mà không quan sát kỹ.

Nhanh tay xóa số

Giả vờ vội để đổ cho người kế tiếp, nhân viên trạm xăng tự reset lại bảng điện tử trước khi khách hàng kịp kiểm tra. Chiêu trò này hay được áp dụng cho những khách không để ý kỹ, nhân viên chỉ đổ đến 30.000 nhưng vội reset về 0, dù khách yêu cầu đổ 50.000.

Tránh bị "móc túi" khi đổ xăng

Không để nhân viên bơm nối số

Theo quy định, nhân viên bán xăng phải đưa cần vòi về cây (gạt về more) trước khi bơm xăng cho khách. Do vậy, khi thấy nhân viên bơm xăng không đưa vòi về cây (gạt về more) thì phải thắc mắc, có ý kiến ngay để đảm bảo việc mua xăng không bị gian lận.

 

Luôn nhìn vào cây bơm xăng

Khi đổ xăng, người dân quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện bất minh, khả nghi của nhân viên trạm xăng. Đồng thời, theo dõi luôn số lượng xăng nhân viên bơm xem đã đủ hay chưa. Nếu thấy nhân viên bơm xăng bơm thiếu, cần phải ý kiến ngay với quản lý cây xăng.

Xem cột xăng có dán tem hay không

Các cột bơm xăng bao giờ cũng phải thực hiện việc kiểm định đo lường, do vậy, nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng thì cây xăng đó phải có kẹp chì, tem kiểm định dán ở trên cột. Đấy là dấu hiệu để người dân biết là cây xăng tuân thủ pháp luật, đáng tin cậy.

Không trả tiền trước khi đổ xăng

 

Tại các cây xăng luôn có đông khách vào bơm xăng, nên nhân viên đổ xăng phải hoạt động liên tục. Do vậy, khách hàng không nên trả tiền trước để tránh chuyện nhầm lẫn, mất tiền “oan”.

Nghi gian lận, khiếu nại lên cơ quan thẩm quyền

Trong trường người dân phát hiện cây xăng có biểu hiện gian lận thì nên phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về đo lường chất lượng ở địa phương (chi cục); hội người bảo vệ tiêu dùng ở địa phương; sở khoa học và công nghệ ở địa phương; Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Những đơn vị này sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý theo quy định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm