Đời sống

Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do những tổn thương về tim mạch.

7 thói quen buổi sáng phá hỏng gan thận, gây đột quỵ, nhiều người làm hằng ngày mà không biết / 5 thời điểm dù ngứa ngáy tới mấy cũng tuyệt đối không tắm gội đầu kẻo đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi một phần cơ thể ngừng nhận được nguồn cung cấp máu. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết và có thể dẫn đến rối loạn chức năng lâu dài của bộ phận cơ thể được kiểm soát bởi khu vực bị ảnh hưởng. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do những tổn thương về tim mạch. Tuy nhiên, nhận thức về căn bệnh này còn thấp và thường bị bỏ qua.

Ảnh minh họa.

Các dạng đột quỵ

Có hai dạng đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết.

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Loại đột quỵ này là do một khối u (cục máu đông) trong mạch máu. Những khối u này là do xơ cứng bên trong các động mạch dẫn đến não hoặc tắc nghẽn các động mạch trong não.

- Đột quỵ do xuất huyết: Loại đột quỵ này nguy hiểm hơn và có tỷ lệ tử vong cao hơn, với tình trạng xuất huyết do vết rách trong mạch máu. Vết rách này có thể được kích hoạt bởi chấn thương, uống quá nhiều rượu, lười vận động, hút thuốc. Chảy máu có thể xảy ra trong não hoặc giữa não và bên trong hộp sọ.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến đột quỵ:

- Sự lão hóa

 

- Huyết áp cao

- Bệnh tiểu đường

- Bệnh tim mạch

- Cholesterol cao

- Béo phì

 

- Thiếu vitamin B12

- Lạm dụng rượu và ma túy

Các triệu chứng

Một số dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến đột quỵ là:

- Tê, yếu hoặc liệt một bên cơ thể

 

- Sự nhầm lẫn đột ngột

- Đau đầu dữ dội

- Khó khăn trong chức năng nói, hiểu, nhìn và đi lại

- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng

Nếu bạn thấy một người có dấu hiệu bất thường, hãy sử dụng bài kiểm tra FAST (nhanh) để biết đó có phải là đột quỵ hay không.

 

- F (Điểm yếu trên khuôn mặt) - Xem người đó có thể cười không và để ý xem mắt hoặc mặt của họ có bị sụp xuống một bên hay không.

- A (Yếu cánh tay) - Kiểm tra xem người đó có thể cử động và giơ cánh tay của mình lên không.

- S (Khó nói) - Xem liệu người đó có thể nói đúng cách mà không nói ngọng không.

- T (Thời gian để hành động) - Với đột quỵ, thời gian là điều tối quan trọng. Gọi xe cấp cứu nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này.

Chẩn đoán

 

Đột quỵ được chẩn đoán bằng cách sử dụng các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI, cùng với khám lâm sàng. Kiểm tra điện não đồ (EEG) được tiến hành để xác định khả năng co giật.

Cách xử lý

Mức độ nghiêm trọng của một cơn đột quỵ và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác quyết định việc điều trị bệnh nhân. Dưới đây là một số cách điều trị:

- Thay đổi lối sống: Nếu đã bị đột quỵ, người bệnh có thể phải thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống như từ bỏ thuốc lá và rượu, không ăn thức ăn có nhiều chất béo và đường, cũng như tập thể dục thường xuyên.

- Thuốc men: Một số loại thuốc được kê cho bệnh nhân để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Một trong số đó là thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin và thuốc chống đông máu như warfarin.

 

- Phẫu thuật: Trong trường hợp đột quỵ nghiêm trọng, có thể phải phẫu thuật để máu lưu thông bình thường trở lại. Các cuộc phẫu thuật được thực hiện để mở tắc động mạch (nong động mạch) hoặc ngăn chảy máu trong não (phẫu thuật cắt sọ).

- Vật lý trị liệu: Thường thì bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu mới có thể sinh hoạt lại.

Phòng ngừa

Đến đây, hẳn bạn đã nhận ra rằng đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và chắc chắn không phải là điều bạn muốn trải qua trong đời. Để ngăn ngừa đột quỵ, sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể làm theo.

- Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 40.000 phụ nữ trong khoảng thời gian 12 năm, chỉ cần đi bộ 2 giờ mỗi tuần có thể giảm 30% nguy cơ bị đột quỵ.

 

- Quan tâm đến giấc ngủ: Các nhà khoa học tại Harvard khẳng định rằng so với ngủ 7 giờ, ngủ hơn 10 giờ có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ lên 63%. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có một giấc ngủ hợp lý.

- Ăn uống lành mạnh: Thói quen ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện khả năng miễn dịch và giữ cho bạn khỏe mạnh. Ăn trái cây và rau quả sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, đồng thời ngăn ngừa đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn thực phẩm giàu kali có thể giảm 20% nguy cơ bị đột quỵ.

- Đừng bỏ qua chứng đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu thực sự rất đau và phụ nữ dễ mắc phải do sự dao động của nội tiết tố và do thuốc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng đau nửa đầu có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao hơn ở phụ nữ.

- Chú ý đến nhịp tim không đều: Nếu tim bạn đập loạn xạ kèm theo khó thở, đau đầu nhẹ và đau ngực, điều đó có thể cho thấy rung nhĩ (AF) làm tăng khả năng bị đột quỵ lên gấp 5 lần.

- Kiểm soát cảm xúc: Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension cho thấy những người có tính nóng nảy và nhanh tức giận có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm