Đời sống

Cách phòng ngừa tăng huyết áp ở trẻ em

Tăng huyết áp ở trẻ em là bệnh rất nguy hiểm tuy nhiên có thể phòng ngừa được bằng cách điều chỉnh thói quen hằng ngày.

Suốt một năm vất vả nuôi con, đến khi con phải nhập viện, tôi mới điếng người phát hiện thân phận thật của đứa nhỏ / Mẹ người yêu hỏi tôi: "Lương 5 triệu rồi con định nuôi con gái bác thế nào?"

Tăng huyết áp trẻ em là bệnh gì?

Cách phòng ngừa tăng huyết áp ở trẻ em

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Huyết áp được định nghĩa là áp lực máu chảy qua các mạch cơ thể. Ở người bị tăng huyết áp, tim đẩy máu qua các mạch khắp cơ thể trở nên khó khăn, ảnh hưởng đến mạch máu, tim và nhiều cơ quan trong cơ thể.

Tăng huyết áp ở trẻ được định nghĩa là trẻ có huyết áp cao hơn hoặc bằng 95% so với những trẻ cùng chiều cao, giới tính, độ tuổi. Tăng huyết áp trẻ em không dễ chẩn đoán như người trưởng thành mà phải dựa vào các tiêu chuẩn riêng.

Như vậy những trẻ em độ tuổi khác nhau thì sẽ có chỉ số huyết áp tăng cao khác nhau. Cụ thể:

Trẻ 3-6 tuổi: Cao huyết áp là trên 116/76 mmHg

Trẻ 7-10 tuổi: Cao huyết áp là trên 122/78 mmHg

 

Trẻ 11-13 tuổi: Cao huyết áp là trên 126/82 mmHg

Trẻ 14-16 tuổi: Cao huyết áp là trên 136/86 mmHg

Trẻ 16-19 tuổi: Cao huyết áp là trên 120/81 mmHg

Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, cha mẹ cần cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ điều trị về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt ở nhà, trường học, các hoạt động thể chất, tác nhân gây căng thẳng thần kinh ở trẻ.

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm một số bộ phận cơ thể.

 

Phòng ngừa là quan trọng nhất

Cách phòng ngừa tăng huyết áp ở trẻ em

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Phòng ngừa tăng huyết áp cho trẻ bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, khoa học: khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ cần được tính toán lượng dinh dưỡng phù hợp. Nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm có nhiều đường, dầu mỡ, mặn, những thức ăn nhanh, đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn nhanh, ăn vặt. Cùng với đó là tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau xanh...

Tăng cường hoạt động thể chất: nên hướng trẻ tham gia vui chơi, hoạt động ngoài trời, tập thể dục, khuyến khích trẻ năng động và yêu thích, đam mê, luyện tập môn thể thao nào đó để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý. Thời gian hoạt động thể chất của trẻ khoảng 60 phút mỗi ngày. Hạn chế việc trẻ ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, xem tivi, chơi game,...

Giảm áp lực học tập cho trẻ: trẻ cũng có thể bị stress khi áp lực học hành quá lớn, tâm lý căng thẳng mệt mỏi từ cha mẹ, bạn bè, gia đình... Mà đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm