Đời sống

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhày giúp bôi trơn giữa các khớp.

Mẹo khiến muỗi chết cả đàn chỉ với một lon bia và bột giặt, không cần hóa chất độc hại / Những người cần thận trọng khi ăn ngũ cốc nguyên hạt

Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hoá khớp gây ra nhiều đau đớn. Nguồn ảnh: Internet

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp tăng cường khối lượng cơ bắp. Khi các cơ khỏe hơn, sẽ làm giảm trọng lượng tác động lên các khớp. Điều này giữ cho các khớp khỏi bị hư hỏng khi mang vác vật nặng. Thể dục nhịp điệu, đi bộ, bơi lội sẽ giúp kéo giãn cơ, có lợi trong việc kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp.

 

Kiểm soát lượng đường trong máu

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp. Lượng đường huyết trong máu cao đẩy nhanh tốc độ hình thành các phân tử làm cứng sụn, sinh ra viêm xương khớp.

Ngoài ra, ăn đường nhiều còn làm tăng tình trạng viêm, đẩy nhanh quá trình mất sụn và thoái hóa khớp. Vì vậy, kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định sẽ có lợi cho bệnh thoái hóa khớp.

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, để tái tạo sụn khớp, tăng độ dẻo dai và sức bền thì người bệnh cũng cần cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho xương, sụn. Một số thói quen dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa thoái hóa xương khớp bao gồm:

 

Giảm bớt những loại thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: thịt gia súc, gan, cá trích, thịt lợn muối;

Tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ máu như: bơ, thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, và hạn chế cả bánh kẹo vì có thể làm gia tăng tình trạng viêm tấy;

Nên bổ sung thực phẩm chứa acid omega-3, vitamin D qua chế độ ăn uống, viên nén để có tác dụng giảm đau lâu dài;

Tăng cường các loại hoa quả, trái cây như: dứa, chanh, đu đủ, bưởi... vì các trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C giúp kháng viêm hiệu quả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm