Đời sống

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, ngộ độc kéo dài có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Quả mướp hương: ‘Thần dược’ từ tự nhiên cho sức khỏe / Lầm tưởng tai hại về sức khỏe

Dưới đây, Bệnh viện đa khoa Phương Đông đưa ra những thông tin tham khảo xung quanh dấu hiệu nhận biết và các xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm.

Dấu hiệu nhận biết trong các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh trúng độc do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm virus gây bệnh, có độc tố mạnh, hoặc do các thực phẩm bị biến chất, ôi thiu quá ngày sử dụng.

Ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày. Với trường hợp nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm ảnh 1

Ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Hầu hết triệu chứng ngộ độc thực phẩm rất dễ nhận biết, có thể xảy ra ngay sau vài phút hoặc vài giờ. Một vài trường hợp phát bệnh có thể gặp như: Người vừa mới ăn xong có biểu hiện khác thường và khởi phát bệnh ngay sau đó. Người ăn xong có cảm giác khó chịu bất thường, đau bụng, nôn nao trong người...

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm ảnh 2

Cảm giác nôn nao, buồn nôn sau khi ăn.

Ngộ độc thực phẩm chủ yếu do đường ruột, hệ tiêu hóa bị xâm nhập bởi virus khi sử dụng các loại thực phẩm chứa độc tố không đảm bảo sức khỏe. Cụ thể thường đến từ: Ngộ độc do vi sinh vật hoặc độc tố từ vi sinh vật, ngộ độc do ký sinh trùng, ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất, chứa độc tố tự nhiên.

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm ảnh 3

Ngộ độc do vi khuẩn yersinia enterocolitica.

Biến chứng nguy hiểm

 

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có đang bị ngộ độc thực phẩm hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác thông tin bệnh sử bao gồm thời gian mắc bệnh, biểu hiện người bệnh gặp phải, thực phẩm tiêu thụ.

Ngoài ra, y bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra bệnh nhân có bị mất nước không. Dựa trên kết quả đánh giá, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu hoặc cấy phân nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, xác định nguyên nhân chính xác gây ngộ độc.

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm ảnh 4

Các biện pháp chẩn đoán nhằm xác minh nguyên nhân gây ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, song thị, líu lưỡi nói khó, bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.

 

Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, đau tức ngực.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Phân có máu và chất dịch nhầy, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, tức ngực.

Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc thực phẩm suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (ung thư, các bệnh lý về khớp, dị ứng).

Ngoài ra, ở những người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, rối loạn sắc tố,… tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm ảnh 5

Ngộ độc có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

 

Hướng dẫn sơ cứu, xử trí

Khi nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe.

Gây nôn

Để hạn chế độc tố tích tụ trong cơ thể, việc đầu tiên cần làm là dùng mọi biện pháp kích thích người ngộ độc nôn ra thức ăn đang ở trong dạ dày ra ngoài.

Với biện pháp sơ cứu này, đầu tiên đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

 

Trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Điều này có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Bù nước

Khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, chúng ta cần có các biện pháp để bù nước. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn có thể bổ sung bằng nước lọc, dung dịch oresol pha theo tỉ lệ được chỉ dẫn.

Đưa người bệnh đi cấp cứu tới cơ sở y tế

Trường hợp sau khi sơ cứu, các biểu hiện không thuyên giảm, kèm theo tình trạng tim đập nhanh, co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

 

Chuyên gia cảnh báo, tình trạng nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người mắc. Thậm chí, kể cả khi bệnh nhân đã bình ổn, vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm. Vậy nên, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được chẩn đoán, theo dõi từ y bác sĩ.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bằng cách nào?

Để phòng ngừa ngộ độc, Bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo, người bệnh cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản đúng cách và giữ gìn vệ sinh nơi chế biến.

Chọn thực phẩm rõ ràng nguồn gốc, sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tránh ăn thực phẩm có chứa độc tố.

 

Tuyệt đối không sử dụng thức ăn quá hạn.

Không để thức ăn ngoài trời quá 2 tiếng.

Che chắn thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm, cất kín trong tủ lạnh.

Rửa tay sạch khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

Làm sạch vật dụng, nguyên vật liệu trước khi sơ chế, chế biến món ăn.

 

Nếu như có thể, hãy rửa dụng cụ nấu ăn bằng nước ấm.

Tránh ăn những nơi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Đảm bảo thức ăn được chín kĩ.

Cách sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm ảnh 6

Giữ gìn vệ sinh nơi chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Khi phát hiện các biểu hiện ngộ độc, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định tình trạng và có biện pháp can thiệp kịp thời.

     

     
     

    End of content

    Không có tin nào tiếp theo

    Cột tin quảng cáo

    Có thể bạn quan tâm