Cách trồng đậu đỏ đơn giản tại nhà, ăn cả năm không hết
Những tác dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả bầu / Ngừa và trị "bách bệnh" nhờ rau cần tây
Đậu đỏ vốn là một trong những loại đậu cho giá trị dinh dưỡng rất cao và được dùng phổ biến rất nhiều để thực hiện các món ăn. Ngoài ra chúng còn có công dụng làm thuốc từ đó mà thương lái ngày nay thường mua chúng với giá khá cao cho các loại đậu đỏ chất lượng.
Cây đậu đỏ có nguồn gốc từ Nhật Bản, sau đó trở nên phổ biến ở nhiều nơi, từ các nước châu Á đến châu Âu, châu Mỹ. Và ở Việt Nam, loại cây này cũng được trồng rất nhiều nơi, được nhiều người ưa chuộng.
Theo Đông y, đậu đỏ có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, dưỡng huyết… hiệu quả. Đây là loại thực phẩm được dùng trong nhiều món ăn khác nhau trong những ngày hè nắng nóng.
Để đảm bảo chất lượng và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cả gia đình, chị em nội trợ có thể tự tay trồng đậu đỏ tại nhà với cách làm đơn giản.
Đặc điểm của cây đậu đỏ
Đây là loại cây thân thảo hằng năm, có thể mọc đứng hoặc leo cao đến 90 cm. Cây có nhiều nhánh, các nhánh lại có cạnh và lông dài. Lá đậu đỏ là lá kép có 3 lá chét, có lông, cuống dài từ 10 – 12 cm. Lá chét xoan đầu tròn, có thùy, 4 – 5 cặp gân phụ, dài 5 – 10 cm, rộng 2 – 5 cm. Lá kèm thon, hình lọng, dài khoảng 8mm.
Hoa cây đậu đỏ mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm thường có 6 - 12 hoa, đài hoa có 5 răng ngắn, tràng vàng sáng cao 15mm, lườn xoắn. Quả đậu hình trụ dài, nhọn ở phần chóp, là dạng quả nang và bên trong có chứa hạt. Hạt có màu đỏ sậm, nhẵn. Và chính hạt này là thành phần được sử dụng chính của cây đậu đỏ.
Công dụng của đậu đỏ
Đậu đỏ khá phổ biến trong chế biến các món xôi, chè,… Bên cạnh đó, trong hạt còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất rất tốt cho cơ thể như nước 10,8%, protid 19,9%, lipid 0,5%, glucid 64,4% xơ 7,8%, tro 4,3%; a, b - globulin, vitamin A1, B1, B2, calcium, phosphor, sắt…. nên đây còn là một vị thuốc, đã được dân gian sử dụng từ lâu và cũng được nghiên cứu về tác dụng của nó. Bao gồm:
Hỗ trợ phòng chống ung thư: Trong thành phần của đậu đỏ chứa mangan, như một chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ, nên nó giúp loại bỏ hoặc hạn chế các gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, một lượng Vitamin K cũng giúp các tế bào trong cơ thể chống lại sự oxy hóa và tiếp tục làm giảm nguy cơ mắc ung thư.
Tăng khả năng hồi phục chức năng của não bộ và hệ thần kinh: Đó là nhờ vitamin K, giúp tổng hợp các Sphingo Lipid, và thành phần Thiamin giúp cho các tế bão não đẩy nhanh quá trình thu thập thông tin, nhận thức.
Làm giảm lượng đường trong máu, giúp giảm tỉ lệ chuyển hóa carbohydrate, cung cấp lượng protein dồi dào.
Có lợi cho tiêu hóa: Đó là nhờ chất xơ không hòa tan có trong đậu, giúp cho quá trình lên men chất xơ trong ruột, duy trì các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đường ruột khỏe mạnh cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Rất tốt cho tim mạch, làm giảm mức độ cholesterol; các folate làm hạmức độ homocysteine tránh nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh mạch máu. Thành phần Magie trong đậu cũng hỗ trợ các hoạt động lành mạnh của hệ thống tim mạch.
Thúc đẩy năng lượng, bảo vệ xương, giúp làm đẹp da.
Cách trồng đậu đỏ đơn giản tại nhà
Chọn giống
Phải chọn giống có năng suất cao, thân to, lá rộng, quả nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng. Khả năng chống chịu bệnh cao, có thể gieo trồng quanh năm.
Làm đất trồng
Đất trồng đậu đỏ yêu cầu phải làm tơi xốp nên cày bừa kỹ và làm sạch cỏ. Cây đậu đỏ không chịu ngập úng, tùy địa thế mà chọn biện pháp làm đất như là đánh luống hoặc tỉa lan. Nhưng nên gieo đậu đỏ theo hàng để thuận tiện cho việc chăm sóc. Ở các chân đất không bằng phẳng nên chú ý làm rãnh thoát nước.
Gieo hạt
Hạt đậu đỏ nảy mầm khỏe nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Để đảm bảo đầy đủ nhiệt cho hạt nảy mầm. Đậu đỏ có thể gieo sạ theo hàng, gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi.
Phân bón và chăm sóc
Đậu đỏ là cây trồng chịu hạn tốt, trồng vào mùa khô chỉ tưới 2-3 lần/tuần. Sử dụng cây tưới phun để tưới cho đậu xanh vừa tiết kiệm nước và tránh bật gốc làm ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng của cây.
Thu hoạch
Đậu đỏ trồng được khoảng 45 – 50 ngày bắt đầu cho thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ hái những quả chín chuyển màu nâu, nên thu trái vào buổi chiều, tránh thu vào buổi trưa những quả chín khô sẽ bị bung ra làm tỷ lệ hao hụt cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn