Cách xử lý ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Cẩn trọng viêm tụy cấp do uống bia rượu / Rán cá đừng chỉ bỏ dầu ăn: Làm thêm bước này cá giòn tan không lo vỡ nát
Dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc thực phẩm
Bạn cần chú ý để không bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch. Nguồn ảnh: Internet
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi người bệnh ăn phải các món ăn độc hại, không đảm bảo, không được chế biến kỹ… Người bị ngộ độc thường có những biểu hiện sau: Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần là một trong những biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Tùy mức độ nghiêm trọng khác nhau, người bệnh có thể đi ngoài ra máu, đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli. Kèm theo tiêu chảy nhiều lần còn có những dấu hiệu như đầy hơi, chướng bụng hay bụng sôi ùng ục.
Thông thường, người bị ngộ độc sẽ tiêu chảy trong khoảng 2-3 ngày, tuy nhiên đối với người già và trẻ nhỏ, bởi sức đề kháng yếu hơn, nên tình trạng này cũng kéo dài hơn. Dù là triệu chứng phổ biến thường gặp nhưng cũng cần hết sức lưu ý, tránh trường hợp để bệnh nhân đi ngoài nhiều, liên tục mà không có biện pháp xử trí gây mất nước, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Bên cạnh đau bụng tiêu chảy, nhiều người cũng có các biểu hiện như nôn và buồn nôn sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Ngay khi cơ thể bệnh nhân hấp thụ chất độc, lập tức sẽ có phản ứng lại và nôn hết những đồ độc hại vừa ăn ra. Sau đó, một số người còn tiếp tục rơi vào tình trạng nôn khan, nghĩa là không ăn gì nhưng vẫn buồn nôn. Cần phải có những phương án xử lý kịp thời tránh để bệnh nhân nôn nhiều dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải trong cơ thể.
Sốt và đau mỏi toàn thân, chóng mặt cũng là một dấu hiệu dễ thấy ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Sau khi nôn mửa, tiêu chảy như trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và có các triệu chứng như ốm sốt, cảm cúm. Nếu người bị ngộ độc sốt quá cao, thân nhiệt lên đến 40 độ C, cần đưa tới khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Xử lýkhi bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Đi du lịch, nếu chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe.
Gây nôn
Đối với những người có triệu chứng ăn phải thực phẩm nhiễm độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ đã được rửa sạch ép vào góc lưỡi người bệnh gây nôn hoặc pha nước muối ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể.
Trong quá trình gây nôn cần chú ý:
Để người bệnh nằm nghiêng; kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở.
Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ.
Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc
Bù nước
Cần bù nước, cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước vì bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước. Nghỉ ngơi và có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.
Cần đến ngay cơ sở y tế nếu có một hay nhiều triệu chứng:
Sốt
Khi đi ngoài có lẫn máu trong phân
Tiêu chảy kéo dài hơn 72h và hoặc nôn mửa nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng: choáng váng khi thay đổi tư thế, yếu cơ, giảm lượng nước tiểu...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo