Đời sống

Cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật để bảo toàn mạng sống

Tai nạn hóc dị vật khá phổ biến ở trẻ nhỏ ngay cả khi có sự giám sát của người lớn, nhưng vì thiếu hiểu biết trong việc xử lý tình huống nên vẫn có thể khiến trẻ tử vong.

Mẹo chữa hóc xương cá tức thì bạn nên "dắt lưng" phòng khi cần / Mẹo chữa hóc xương cá nhanh và hiệu quả nhất

Theo thống kê, tình trạng trẻ nhỏ bị tai nạn thương tích do sự vô tình có xu hướng gia tăng, nhất là trong thời điểm trẻ học online hoặc nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch bệnh, thiếu sự giám sát của người lớn, trong đó có tai nạn hóc nghẹn, tắc đường thở rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Theo các bác sĩ, loại tai nạn này khá phổ biến ở trẻ nhỏ ngay cả khi có sự giám sát của người lớn nhưng vì sự thiếu hiểu biết trong khi xử lý tình huống nên vẫn có khiến trẻtử vong.

Có thể kể đến một số trường hợp như: một bé trai 32 tháng tuổi ở Trường Mầm non xã Hương Trà (H.Hương Khê) Hà Tĩnh được xác định tử vong do nuốt phải chiếc đinh vít mà bénhặt được khi đang học tạitrường mầm non xảy ra năm 2021. Hay trường hợp cháu trai T.Đ.B.K (20 tháng tuổi, trú tại thôn Tân Điệp 1, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tử vong do bị sặc khi ăn thạch rau câu dẫn đến ngạt đường thở, ngưng tim, ngưng thở…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật ở trẻ nhỏ nhưng nguyên nhân chính là do sự lơ là, chủ quan, thiếu kiểm soát của người lớn. Trẻ còn nhỏ rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và sẵn sàng bỏ vào miệng tất cả những gì có thể cầm, nắm trong tay. Nguyên nhân tiếp theo có thể do trẻ ăn uống khi đang khóc hoặc đùa giỡn khi có thức ăn trong miệng; Trẻ ăn thức ăn dễ hóc, không phù hợp với từng lứa tuổi. Việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục, nhất là với các loại quả có hạt như nhãn, chôm chôm, các loại hạt cứng hay các loại thực phẩm trơn như thạch rau câu, hạt trân châu...

Cần xử lý nhanh các tình huống hóc dị vật để cứu sống trẻ (Ảnh minh họa: KT)
Cần xử lý nhanh các tình huống hóc dị vật để cứu sống trẻ (Ảnh minh họa: KT)

Bên cạnh đó, tình trạng ngạt thở, tắc đường thở ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân khác nhau như bị hóc, nghẹn thức ăn hoặc các loại dị vật như xương, hạt mãng cầu, hòn bi, đồng xu, cúc áo... xảy ra khi trẻ nghịch ngợm đút vào mũi hay miệng.

Khi trẻ nhỏ bị hóc nghẹn, tắc đường thở thường có những biểu hiện như tím tái, ho sặc sụa, trào nước mắt nước mũi; trẻ không phát âm được hoặc không thể khóc thành tiếng.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An (nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tai nạn thương tích của trẻ em xảy ra trong gia đình là rất cao. Qua điều tra, có đến 70-80% trẻ em bị thương tích ngay trong chính ngôi nhà của mình. Thời gian qua, phần lớn trẻ em phải học online ở nhà, không phải gia đình nào cũng có người lớn bên cạnh để theo dõi, chăm sóc con, hướng dẫn con học hay ngồi học cùng con. Đã có rất nhiều gia đình gặp nhiều khó khăn về vấn đề này và thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp bị tai nạn thương tích, từ bị điện giật cho đến bỏng, cháy, hóc trong quá trình con trẻ phải học ở nhà, không có người lớn hoặc anh chị lớn giám sát. Nhiều trường hợp đã dẫn đến việc trẻtử vong thương tâm.

Theo bác sĩ An, chuyện hóc dị vật thường chỉ xảy ra đối với trẻ nhỏ, còn đối với trẻ lớn thì là do sự vội vàng trong ăn uống. Các bậc cha mẹ nếu không có kỹ năng để phòng ngừa hóc hoặc xử trí nhanh cho trẻ em khi bị hóc dị vật thì sẽ dẫn đến những cái chết đau lòng. Đây là một trong những kiến thức quan trọng cần phải được phổ biến cho các bậc cha mẹ cũng như những người chăm sóc trẻ.

Để không xảy ra các tai nạn thương tích hay hóc dị vật không đáng có, các bậc cha mẹ phải luôn để tâm đến con mình và luôn có ý thức phòng ngừa trước, không nên để sự việc xảy ra rồi mới xử trí, cấp cứu. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ hoặc gây sang chấn, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.

 

Bác sĩ An cũng cho rằng, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, không được cho trẻ chơi các vật nhỏ như ghim băng, lò xo, viên bi, hạt na, hạt nhãn, ăn những thứ trơn như thạch dừa hoặc là các vật cho vào miệng, ngậm vào miệng có thể trơn tụt vào bên trong được. Ngoài ra, với trẻ nhỏ, tuyệt đối không cho chơi những đồ chơi có đường kính nhỏ dưới 5 cm.

Ông An nhấn mạnh thêm, việc phổ biến các kiến thức cho các bậc cha mẹ, cho những trẻ lớn về phương thức xử lý khi trẻ bị hóc là hết sức cần thiết.

“Các ông bố bà mẹ phải biết, khi em bé nghẹt thở, mặt đỏ tía tai, mồm há ra, không thở được, ho sặc sụa, nếu thấy bên cạnh có hạt lạc, đồ chơi hay quả táo cắn dở thì ngay lập tức phải nhanh trí xử lý ngay. Phải sử dụng liệu pháp, nếu em bé nhỏ, cho em bé cúi thấp người xuống, tựa vào đầu gối và vỗ thật mạnh vào giữa hai bả vai, sau đó dùng cùi tay vỗ mạnh vào lưng giữa hai xương bả vai, vỗ mạnh vài ba cái. Tiếp đó, dùng liệu pháp ôm em bé vào người, lưng áp vào bụng mình, 2 tay của người lớn nắm tay lại với nhau và đặt dưới rốn em bé, từ từ siết mạnh và thúc lên phía ức, cho em bé hơi cúi đầu xuống và thúc mạnh, sẽ tạo một lực để khiến dị vật bật ra ngoài và giúp em bé có thể thở được. Khi em bé có thể thở được rồi thì mới được phép gọi cấp cứu. Nếu thấy em bé đang nghẹt thở mà gọi cấp cứu rồi chuyển đi thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao”, bác sĩ Nguyễn Trọng An đưa ra lời khuyên.

Ngôi nhà là nơi an toàn cho trẻ sinh sống, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro gây thương tích cho trẻ nếu không được kiểm soát tốt. Các bậc cha mẹ cần có sự cẩn trọng trong quá trình chăm nom trẻ. Bởi tai nạn gây thương tích có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu người lớn lơ là, bất cẩn, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ.

Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Với bản tính thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên trẻ em rất dễ bị tai nạn thương tích. Nếu người lớn không cẩn trọng trong quá trình chăm sóc trẻ thì dù ở môi trường nào trẻ vẫn có nguy cơ tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…

 

Do đó, trong việc phòng chống tai nạn thương tích, vai trò của các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ rất quan trọng. Cha mẹ và người lớn cần có sự quan tâm, chăm sóc, tạo ra một không gian vui chơi an toàn cho trẻ, nhất là với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm