Đời sống

Mẹo chữa hóc xương cá chỉ trong '1 nốt nhạc' mà không cần đi gặp bác sĩ

Những mẹo nhỏ này có thể giúp giải quyết nhanh gọn khi bạn không may bị hóc xương cá mà không cần đi gặp bác sĩ.

Mẹo chọn mua cam căng mọng nước trái nào cũng ‘chuẩn không cần chỉnh’ / Mẹo chọn mua ổi giòn ngon không sợ chát từ những người "sành ăn" nhất

Cá là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, vì thế cá thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm các gia đình.

Tuy nhiên, khi ăn cá, chúng ta thường phải đối mặt với một vài nguy cơ có hại, trong đó phổ biến là hóc xương.

Khi bị hóc, cuống họng sẽ đau đớn, khó nuốt, khó chịu. Nặng nặng hơn có thể gây nguy cơ thủng mạch máu thậm chí dẫn tới áp xe màng phổi... ảnh hưởng tới tính mạng.

Vậy làm thế nào khi bị hóc xương cá? Dưới đây là một số cách chữa hóc xương cá nhanh chóng tại nhà mà không cần đi gặp bác sĩ.

5
Ảnh minh họa.

Cam/chanh

Cam, chanh... là loại quả giàu vitamin C. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà nó còn được xem là nguyên liệu chữa hóc xương cá tại nhà rất hiệu quả.

Cách làm rất đơn giản, khi bạn hoặc người thân hóc xương cá hãy ngậm ngay 1 miếng vỏ cam hoặc miếng chanh. Vitamin C có trong loại quả này sẽ làm cho xương cá mềm và tan ra.

Tỏi/ đường

Không cần tìm đâu xa, tỏi và đường chính là nguyên liệu giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hóc xương cá khó chịu.

 

Để loại bỏ phần xương bị mắc lại, trước hết bạn nên xác định xương bị hóc ở bên nào rồi dùng tỏi đã bỏ vỏ nhét vào lỗ mũi bên ngược lại sau đó lấy tay bịt mũi bên còn lại và thở bằng mồm.

Thực hiện tạo tác này trong từ 1 - 2 phút bạn sẽ hắt hơi và nôn ra phần xương cá bị hóc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm đường để phần xương tự động trôi xuống.

1

Ngậm viên vitamin C

Nếu sẵn có vài viên vitamin C trong nhà, hãy ngậm ngay 1 viên. Vitamin C sẽ làm xương cá tan và bạn sẽ hết hóc ngay lập tức.

 

Một số lưu ý khi bị hóc xương cá

Khi bị hóc xương cá, người bị hóc cần ngừng động tác nuốt bởi nếu cố gắng nuốt sẽ làm cho xương có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng và dễ gây ra tổn thương.

Cần nôn ọe càng sớm càng tốt, không nên áp dụng phương thức móc họng bởi dễ gây ra tình trạng cháy thanh quản do axit từ thực quản trào lên hoặc tạo cảm giác khó thở.

Trường hợp mắc xương to và sắc nhọn thì nên đến gặp bác sĩ để tránh làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm