Cẩn thận với cơn đau dạ dày ngày Tết
Đang vui sướng cầm 70 triệu tiền thưởng Tết của chồng thì anh nói một câu khiến tôi bủn rủn chân tay đánh rơi cả xấp tiền / Ngày bận rộn có món cơm chiên kim chi phô mai giòn này thì ngon "tuyệt cú mèo"
Tại sao rất đễ bị đau dạ dày ngày Tết?
Chế độ ăn uống không đúng cách là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
Một trong những cơ quan đắc lực nhưng lại thường bị “bỏ quên” nhất trong cơ thể chúng ta có lẽ là dạ dày. Trong những ngày bình thường, khi ăn uống ngủ nghỉ điều độ, dạ dày của chúng ta làm việc theo “đồng hồ sinh học”, nói nôm na là theo một lịch trình đã sắp xếp sẵn mỗi ngày. Do vậy, chúng ta gần như chẳng hề để ý đến anh bạn này. Chỉ đến những ngày Tết, với những bữa ăn thịnh soạn, giờ giấc sinh hoạt thất thường, ngủ nghỉ không điều độ, dạ dày sẽ thường bị đau và viêm loét nhiều hơn.
Nhiều nguyên nhân có thể gây đau dạ dày dễ xuất hiện vào dịp Tết hơn, như:
Chế độ ăn uống thay đổi, ăn nhiều chất béo và uống nhiều bia, rượu. Các món ăn truyền thống ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng, chả giò, giò thủ… chứa rất nhiều chất béo dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, các thực phẩm muối lên men như hành muối, củ kiệu, dưa chua… cũng gây kích thích đến dạ dày. Đồng thời, những chén rượu, ly bia mừng xuân lại tạo thêm điều kiện cho viêm loét dạ dày tái phát.
Thời gian sinh hoạt thất thường. Không chỉ có chế độ ăn uống thay đổi, lịch sinh hoạt trong dịp Tết cũng hay bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân như cố gắng hoàn tất công việc, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đi chúc Tết họ hàng… Từ đó, nhịp sinh học bị tác động cùng những căng thẳng phải chịu có thể kích thích tiết axit nhiều hơn, tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày.
thay đổi. Thời tiết giá rét, mưa phùn (nhất là miền Bắc) cũng tạo điều kiện cho cơn đau dạ dày tái phát.
Đặc biệt, với những người bị bệnh mạn tính và đang phải dùng một số loại thuốc kéo dài, chẳng hạn thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid (NSAID), chúng ta lại càng phải chú ý đến dạ dày nhiều hơn nữa.
Cách giảm cơn đau dạ dày
Xoa bụng
Với những cơn đau nhẹ, nằm nghỉ ngơi và xoa bụng là một cách giảm đau bao tử đơn giản. Cách xoa như sau: hai tay đặt lên vùng bụng rồi xoa đều theo chiều kim đồng hồ. Sau đó xoa theo chiều ngược lại với thời gian tương tự. Nếu cần, người bệnh có thể kết hợp chườm nóng như trên và xoa bụng để hiệu quả tốt hơn. Cách này giúp đẩy máu tới hệ tiêu hóa nhiều hơn, từ đó làm giảm cảm giác đau.
Ăn một chút thức ăn khô
Bánh mì có lượng lớn chất bicacbonat, có khả năng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Bởi vậy, bánh mì và các loại bánh quy có thể là giải pháp tạm thời nhằm làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Khi acid dạ dày được trung hòa bớt, niêm mạc sẽ bớt bị tổn thương và cảm giác đau sẽ giảm đi đáng kể.
Uống nước ấm
Một cốc nước ấm khi cơn đau dạ dày đang hành hạ là một biện pháp chữa cháy rất cần thiết. Nước ấm sẽ giúp pha loãng dịch vị dạ dày, giảm bớt cảm giác đau. Uống nước ấm vào buổi sáng cũng là một thói quen nên duy trì với những người bệnh dạ dày có hệ tiêu hóa không tốt. Hệ tiêu hóa sẽ được rửa sạch và sẵn sàng cho một ngày hoạt động đầy năng lượng.
Chườm nước nóng
Hơi nóng của khăn chườm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu. Máu đến nhiều hơn giúp làm giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Không chỉ vậy, vùng bụng được làm nóng cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm muối hoặc gạo rang kĩ, sau đó cho vào khăn hoặc túi chườm sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
Trong trường hợp cách làm đơn giản này không hiệu quả, người bệnh có thể dùng cách giảm đau bằng hơi nóng khác. Đây là một trong những cách hữu hiệu được truyền tai nhau từ xưa đến nay:
Lấy nước ấm vào một chai nhựa rồi lăn chai ở vùng bụng trên. Lăn cho đến khi vùng bụng nóng đều, bắt đầu thực hiện động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ. Xoa bụng bằng khăn nóng có bọc muối sẽ tốt hơn. Khi đó, máu lưu thông đến dạ dày tốt hơn sẽ làm giảm sự co thắt ở dạ dày. Cơn đau dạ dày sẽ được xoa dịu và biến mất nhanh chóng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo