Cẩn trọng với hóa chất trong đồ gia dụng
Cẩn trọng với tác dụng phụ của giấy thấm dầu / Cẩn trọng khi chăm sóc trẻ khi thời tiết nắng nóng
Dấu hiệu để nhận ra Phthalates là sản phẩm nhẹ có mùi nhựa rất nồng. Nguồn ảnh: Internet
Hợp chất Phthalate là một chất hóa học, được sử dụng như một chất để giúp nhựa dẻo, mềm hơn, đồng thời tăng khả năng chịu nhiệt ở các sản phẩm. Chất này thường có mặt ở các sản phẩm nội thất ô tô, ống nhựa, đồ chơi kém chất lượng, đồ nhựa không nhãn mác, xuất xứ...
Dấu hiệu để nhận ra Phthalates là sản phẩm nhẹ có mùi nhựa rất nồng. Chính bởi Phthalates là chất làm mềm nhựa chứ không phải tạo ra liên kết chặt chẽ nên nó dễ phai ra. Nếu để sản phẩm ở nhiệt độ càng cao thì khả năng chất này bị phai ra càng lớn.
Trong quá trình sử dụng sản phẩm, các dẫn chất Phthalates sẽ tách ra, hòa vào không khí hay thức ăn đang đựng rồi theo đường tiêu hóa, "xâm nhập" cơ thể con người.
Tác hại mà Phthalates đem lại cho cơ thể chúng ta là xáo trộn nội tiết tố, khiến bé gái bị nhiễm Phthalates dễ dậy thì trước tuổi. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Rochester (Mỹ) cho thấy, Phthalates còn có tính kháng nội tiết tố sinh dục nam - androgen. Khi tiếp xúc với Phthalates thường xuyên, nhiều bé trai sẽ có hành vi ít nam tính hơn cùng sự xáo trộn hormone sinh dục nam trong cơ thể.
Tháng 10/2012, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra một tối hậu thư cho Trung Quốc và cảnh báo không nhập khẩu một số mặt hàng của nước này - trong đó có đồ chơi trẻ em, do các sản phẩm này không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn. Theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu, đồ chơi sẽ bị coi là không an toàn nếu Phthalates chiếm trên 0,1% trọng lượng sản phẩm.
Cùng với đó, các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng nên xem kỹ nhãn mác hàng hóa để tránh mua phải sản phẩm có chứa Phthalates. Điểm lưu ý mà người tiêu dùng cần chú ý đó là tránh xa sản phẩm có chứa DBP (di-n-butyl phthalate) và DEP (diethyl phthalate) trong sản phẩm làm đẹp; DEHP (di-2-ethylhexyl phthalate) hay Bis (2-ethylhexyl) phthalate trong sản phẩm nhựa, dụng cụ y tế; BBP (benzyl butyl phthalate) trong sản phẩm tẩy rửa; DMP (dimethyl phthalate) trong thuốc bảo vệ thực vật...
Hợp chất PFAS có trong hộp đựng thực phẩm
Tin tức trên báo VnExpress, tại tuần lễ Thận học ở Mỹ trước đó đã công bố kết quả nghiên cứu hợp chất polyfluoroalkyl (PFAS) có trong môi trường sống bị ô nhiễm gây hại cho thận. Đây là các hợp chất không phân hủy sinh học được dùng để nhuộm, bôi trơn trong sản phẩm tiêu dùng như dệt may, giấy đóng gói thực phẩm, vải không thấm nước... PFAS được sản xuất và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp trên toàn cầu từ những năm 1940. Hợp chất này rất bền trong môi trường và cơ thể người, không bị phá vỡ và sẽ tích lũy theo thời gian.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, PFAS ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh lý ung thư, bệnh lý tuyến giáp, tăng cholesterol máu, tác dụng trên hệ miễn dịch và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.
Thận là cơ quan rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nhất với các độc chất từ môi trường. Các chất này đi vào máu và được lọc qua thận. Các nhà khoa học phát hiện có mối liên hệ chặt chẽ giữa PFAS và các bệnh lý thận như suy giảm độ lọc cầu thận, tổn thương ống thận và ung thư thận. Trẻ em dễ bị tổn thương thận do PFAS hơn so với người lớn.
Chất Axit Perfluorooctanoic
Tin tức trên báo An ninh Thủ đô, chất axit Perfluorooctanoic được tìm thấy trong một số chảo chống dính có liên quan đến vô sinh, học kém và tăng cân. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư đã phân loại axit này có thể gây ung thư cho người. Vì vậy thay vì nấu nướng với chảo chống dính, hãy nấu với các loại chảo truyền thống hoặc lựa chọn các loại chảo gang, thủy tinh hoặc thép không gỉ.
Chất Bisphenol A có trong chai nước, hộp nhựa
Bisphenol A được tìm thấy trong một số chai nước, các hộp chứa nhựa… Bisphenol A gây ra ung thư, giảm trí não, bệnh tim mạch và thậm chí vô sinh. Vì vậy tránh sử dụng đồ nhựa chứa các thực phẩm có tính axit và thức ăn mặn. Người tiêu dùng được khuyến cáo nên sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kính thủy tinh nếu có thể hoặc ít nhất hãy đảm bảo rằng hộp đựng thức ăn bằng nhựa trong nhà bếp được đánh nhãn “Không có BPA”.
Hóa chất Atrazine
Atrazine là một trong những loại thuốc diệt cỏ phổ biến và gây nhiều tranh cãi, có thể biến ếch đực thành ếch cái. Kết quả thử nghiệm của các chuyên gia thuộc ĐH California Berkeley (Mỹ) chỉ ra ảnh hưởng của atrazine, vốn được biết là chất phá vỡ các hormone và là "nghi can" chính trong sự giảm sút số lượng động vật lưỡng cư trên toàn thế giới.
Sau khi tiến hành nghiên cứu trên 40 con ếch đực, giáo sư Tyrone Hayes và đồng nghiệp phát hiện ra, những con ếch đực tiếp xúc với chất diệt cỏ atrazine bị mất khả năng của giống đực và biến thành con cái khi trưởng thành.
Nghiên cứu sâu hơn, chuyên gia nhận thấy, chất atrazine có khả năng chuyển đổi nội tiết tố nam thành nội tiết tố nữ khiến cho bộ phận sinh dục nữ phát triển trên cơ thể con đực. Điều này cho thấy: "Atrazine đã gây ra sự mất cân bằng hormone khiến ếch phát triển giới tính sai về mặt cấu tạo di truyền".
Chất Atrazine có khả năng chuyển đổi nội tiết tố nam thành nội tiết tố nữ khiến cho bộ phận sinh dục nữ phát triển trên cơ thể con đực.
Dù hiện nay các nhà khoa học chưa đủ bằng chứng để khẳng định, atrazine ảnh hưởng lên con người như với loài ếch. Nhưng nhiều người vẫn lo ngại về mối liên hệ giữa việc sử dụng nguồn nước có nhiễm Atrazine sẽ gây hại cho cơ thể và tác động đến vấn đề sinh sản của con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn