Đời sống

Cảnh giác với kinh nghiệm bà bầu uống nước lá tía tô để dễ dàng vượt cạn

Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu uống nước lá tía tô trước khi sinh sẽ giúp chuyển dạ nhanh, dễ sinh. Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng có thể uống nước lá tía tô, uống sai thời điểm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Người phụ nữ phải cắt bỏ 30cm ruột chỉ vì làm điều này ngay sau khi ăn / Giúp làn da láng mượt với 10 thực phẩm quen thuộc mùa đông

Tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu

Tía tô là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài công dụng nấu ăn thì trong Đông y lá tía tô còn được coi là một loại thảo dược có thể điều trị được rất nhiều bệnh.

Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa.


Lá tía tô vừa là loại rau thơm ăn sống vừa là cây thuốc chữa bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan... Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.

Trong y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ôn, có nhiều tác dụng như phát tán phong hàn, giải uất, hoá đờm, chữa cảm mạo, an thai…

Bà bầu có nên uống nước lá tía tô không? Hãy cùng điểm qua 5 tác dụng của nước lá tía tô đối với bà bầu:

Chữa cảm lạnh và trị ho cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường có hệ miễn dịch yếu nên dễ mắt các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Do kiêng khem trong việc dùng thuốc tây sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên nhiều chị em lựa chọn các bài thuốc trị cảm ho từ dược liệu thiên nhiên.

Để sử dụng lá tía tô chữa cảm lạnh, bà bầu có thể áp dụng 3 cách sau:

Cách1: Sử dụng một nắm lá tía tô, vỏ quýt với một lát gừng cho nước vào đun sôi lấy nước đó uống khi nóng.

Cách 2: Nấu cháo gạo sau đó cho một nắm lá tía tô, vài cọng hành hoa thái nhỏ, ăn nóng sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Cách 3: Sử dụng lá tía tô kết hợp với gừng, sả, lá ổi… để nấu nước xông giảm cảm cũng rất tốt, vừa an toàn lại tiết kiệm chi phí.

ba bau uong nuoc la tia to 2
Bà bầu có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý, nếu bà bầu uống nước lá tía tô để giải cảm thì chỉ nên sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày liên tiếp và không dùng thay thế nước uống hằng ngày vì có thể dẫn tới tăng huyết áp gây nên các hiện tượng sản giật, nguy cơ sinh non, sảy thai...

Giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai

Theo Đông y, tía tô có tác dụng an thai. Tía tô kết hợp với một vài dược liệu khác có thể làm giảm các cơn ốm nghén, buồn nôn hoặc đau lưng ở phụ nữ mang thai.

thuốc: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Giảm sưng phù ở bà bầu

Sưng phù là hiện tượng chị em hay gặp trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là vào tam cá nguyệt cuối cùng. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất lượng máu nhiều để nuôi dưỡng thai nhi và thai càng lớn gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, gây hiện tượng phù nề, nhất là vị trí bàn chân, mắc cá.

Khi đó, chị em có thể sử dụng lá tía tô rửa sạch, muối hạt cùng với nước ấm để ngâm chân nhằm mục đích thư giãn, loại bỏ độc tố, giảm sưng phù và ngủ ngon hơn.

ba bau uong nuoc la tia to 3
Ngâm chân bằng nước lá tía tô trước khi ngủ làm giảm sưng phù - Ảnh minh họa: Internet

Giúp mẹ bầu có làm da sáng mịn

Do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ có thai nên da của chị em thường có hiện tượng nổi mụn trứng cá, nám hoặc sạm da.

Tinh dầu trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, trị mụn và giúp làn da sáng mịn hơn.

Mẹ bầu có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.

Một cách khác đó là lấy lá tía tô đã rửa sạch giã nát lấy nước cốt. Tiếp theo, rửa sạch khuôn mặt, dùng bông tăm chấm nước lá tía tô lên các vị trí mụn và các vùng da xung quanh. Các mẹ đợi từ 15 – 20 phút cho các dưỡng chất lá tía tô thấm vào da rồi rửa sạch bằng nước ấm, đợi vào phút bôi kem dưỡng ẩm.

ba bau uong nuoc la tia to 4
Dùng nước lá tía tô rửa mặt có tác dụng trị mụn trứng cá - Ảnh minh họa: Internet

Chữa mẩn ngứa mề đay

Một vài mẹ bầu thường dễ bị nổi mụn, ngứa ngáy trong thời gian mang thai. Bạn không thể sử dụng thuốc để làm dịu đi những cơn ngứa này nhưng có thể dùng lá tía tô, giã lấy nước rồi bôi lên da mần ấy, cảm giác ngứa sẽ giảm đi đáng kể. Trong trường hợp bạn ngứa ngáy, nổi mụn nhiều nơi có thể uống nước tía tô để giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả.

Bà bầu uống nước lá tía tô sẽ giúp chuyển dạ nhanh hơn, đúng hay sai?

Theo lời truyền miệng, bà bầu uống nước lá tía tô khi đã có dấu hiệu chuyển dạ. Dạo quanh các diễn đàn có thể thấy rất nhiều chị em chia sẻ kinh nghiệm uống nước lá tía tô để giảm đau, chuyển dạ nhanh trước khi sinh.

Đa phần mọi người đều chia sẻ bà bầu uống nước lá tía tô khi có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, mẹ bầu có thể nhờ người nhà rửa sạch lá tía tô, nấu với 0,5 – 1 lít nước, đun sôi để nguội uống liên tục có thể giúp mẹ sinh nở dễ dàng.

ba bau uong nuoc la tia to 5
Bà bầu tuyệt đối không nghe theo kinh nghiệm dân gian mà uống quá nhiều nước lá tía tô - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên theo các chuyên gia, đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng bà bầu uống nước lá tía tô giúp chuyển dạ nhanh chóng.

Vì vậy, bà bầu uống nước lá tía tô để dễ sinh có thể đúng với người này nhưng chưa chắc đã phù hợp với cơ địa của người khác. Đã có nhiều trường hợp chị em tin tưởng mẹo dân gian này mà uống nước lá tía tô quá nhiều trước ngày sinh gây nên biến chứng huyết áp tăng cao hoặc băng huyết trước khi sinh, cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé.

Chú ý, không dùng lá tía tô trong trường hợp mẹ bị cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần cẩn trọng và không dùng trong thời gian dài liên tục.

Theo đó, các bác sĩ đều khuyến cáo tía tô là một vị thuốc nam, mà đã là thuốc thì không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Nếu không gặp vấn đề gì về sức khoẻ, mẹ bầu chỉ nên xem tía tô như một loại thực phẩm tốt cho bà bầu.

ba bau uong nuoc la tia to 6
Bà bầu có thể tập yoga trong khi mang thai để giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi - Ảnh minh họa: Internet

Việc sinh dễ hay khó phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người mẹ, cân nặng em bé, phần khung chậu của người mẹ lớn hay hẹp, mật độ tử cung… và nhiều yếu tố khác. Việc bà bầu uống nước lá tía tô không giải quyết được vấn đề trên.

Để mẹ bầu có quá trình chuyển dạ thuận lợi, trong thời kỳ mang thai chị em nên chăm sóc sức khoẻ tốt, dinh dưỡng hợp lý, vận động nhẹ nhàng để mẹ không tăng cân quá nhiều hoặc em bé quá to.

Ngoài ra, chị em có thể tham khảo thêm một số phương pháp đẻ không đau đang được sử dụng phổ biến ở các bệnh viện phụ sản.

Bà bầu có thể uống nước lá tía tô khi mang thai, tuy nhiên chúng ta cần biết cách sử dụng đúng cách để phát huy hiệu quả mà không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm