Cảnh giác với những bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm
Đánh răng sai cách gây bệnh khôn lường / Những cách phòng bệnh viêm âm đạo trong ngày 'đèn đỏ'
Độ ẩm không khí tăng cao không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn rất dễ gây bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương số lượng trẻ đến khám gia tăng đáng kể, chủ yếu là các bệnh về hô hấp, viêm phổi, phế quản…
Lý giải về nguyên nhân dẫn đến trẻ nhập viện gia tăng, các bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính là do thời tiết nồm ẩm khiến vi rút phát triển và gây bệnh cho trẻ. Đặc biệt, những bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng, các bệnh lý mãn tính như hen phế quản, mề đay... thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.Số lượng trẻ gia tăng không chỉ ở riêng bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều khoa nhi ở các bệnh viện khác như: Xanh – Pôn, Bạch Mai …cũng trong tình trạng tương tự.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, những ngày qua, số bệnh nhi tới khám tăng 15% so với ngày thường (180-200 trẻ/ban ngày, hơn 100 trẻ/ban đêm). Trẻ đến khám tập trung nhiều ở nhóm bệnh viêm phổi, hen, nhiễm khuẩn hô hấp trên.
“Tuy số lượng trẻ đến khám có gia tăng, tuy nhiên số lượng bệnh nhi ở lại điều trị tại bệnh viện lại tăng không đáng kể. Chỉ những trường hợp nặng sẽ buộc phải nhập viện điều trị, còn những trường hợp nhẹ, trẻ không cần thiết phải nhập viện mà sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi, điều trị tại nhà”, PGS Dũng cho biết.
Theo PGS Dũng, để phòng tránh bệnh cho trẻ trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, gia đình cần giữ cho trẻ không gian sống khô thoáng bằng cách sử dùng máy hút ẩm, điều hòa 2 chiều ở chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng.
Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen.
Cần đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn cotton thấm hút nước tốt, Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ.
Ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, vì thế nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh.
Vì các chứng bệnh đường hô hấp diễn tiến rất nhanh, do đó khi thấy trẻ ho, sốt, hắt hơi..., cần đưa đi khám sớm để tránh bệnh chuyển nặng. Nên cho trẻ nghỉ học để chăm sóc ở nhà và tránh lây lan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
"Cháu dâu đây rồi!" – Màn đấu khẩu kịch tính giữa mẹ chồng và họ hàng khiến ai cũng "sốc"