Câu đố gây tranh cãi: Cuối cùng, ông chủ tiệm đá quý mất bao nhiêu tiền?
12 câu đố tưởng như dễ dàng vậy mà người thông minh cũng khó trả lời đúng / Thách bạn vượt qua hết 15 câu đố khiến người cực kỳ thông minh cũng 'bó tay'
Ảnh: Pinterest
Một câu đố thú vị nhưng cũng vô cùng thực tế sẽ khiến bạn phải đau đầu suy nghĩ dù thoạt nhìn có vẻ rất dễ:
Ông chủ cửa hàng đá quý bán cho khách một sợi dây chuyền với giá 300 nghìn VNĐ (đây là một chiếc dây chuyền thật) và nhận từ khách một tờ 500 nghìn VNĐ.
Vì không có tiền lẻ nên ông sang tiệm kế bên đổi và dùng tiền đó để thối lại 200 nghìn VNĐ cho khách. Hôm sau chủ quán bên phát hiện ra tiền đó là giả và đòi ông đổi lại tiền. Hỏi ông chủ tiệm đá quý đã bị mất bao nhiêu tiền?
Có 4 đáp án được đưa ra là:
A. 200 nghìn VNĐ
B. 500 nghìn VNĐ
C. 700 nghìn VNĐ
D. 1 triệu VNĐ
Hãy dành một ít thời gian để suy nghĩ và đưa ra đáp án cuối cùng trước khi xem lời giải dưới đây:
Nếu như trong vật lý, chúng ta có định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hay truyền từ vật này sang vật khác).
Thì trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng có một quy luật bất thành văn: "Tiền không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ túi tiền người này sang túi tiền người khác, hoặc từ vật này sang vật khác".
"Tiền không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ túi tiền người này sang túi tiền người khác, hoặc từ vật này sang vật khác". Ảnh: Toronto Caribbean Newspaper
Quay trở lại bài toán trên, mặc dù có vẻ khá rối rắm khi xác định số tiền mà ông chủ cửa hàng bán đá quý mất nhưng nếu áp dụng quy luật bất thành văn trên thì bài toán sẽ được giả hết sức dễ dàng.
Trường hợp 1: Ông chủ cửa hàng dùng đúng tờ tiền 500 nghìn VNĐ của khách trả (và đây là tờ tiền giả) để qua cửa tiệm kế bên đổi.
Trong bài toán này có hai quan hệ tao đổi tiền đã xảy ra:
1. Ông chủ cửa hàng và khách
Theo đó ông chủ cửa hàng nhận từ khách 500 nghìn VNĐ giả (nên có giá trị 0 VNĐ) và người khách nhận lại món đồ là sợi dây chuyền trị giá 300 nghìn VNĐ cùng 200 nghìn VNĐ (tiền thối lại).
Vậy ở quan hệ trao đổi này: Ông chủ cửa hàng nhận được 0 nghìn VNĐ (tờ 500 nghìn giả không có giá trị). Người khách nhận được: 300 nghìn VNĐ (giá trị sợi dây) + 200 nghìn VNĐ (tiền thối) = 500 nghìn VNĐ.
2. Ông chủ cửa hàng và chủ tiệm hàng xóm kế bên cho mượn tiền
Trong quan hệ trao đổi này, người chủ cửa hàng trả cho hàng xóm tờ 500 nghìn VNĐ giả (giá trị thực 0 nghìn VNĐ) và sau đó phải trả một tờ 500 nghìn VNĐ thật khi người hàng xóm phát hiện ra tiền giả và đòi lại.
Còn người hàng xóm cho mượn ban đầu cho mượn tờ 500 nghìn VNĐ thật và cũng đã đòi được 500 nghìn VNĐ thật sau đó nên trong quan hệ này không có ai mất ai được cả.
Kết luận: Xét 2 trường hợp trên sẽ thấy ông chủ cửa hàng đá quý đã mất sẽ chỉ phát sinh từ giao dịch đầu tiên với khách hàng: 300 nghìn VNĐ (giá trị sợi dây) + 200 nghìn VNĐ (tiền thối) = 500 nghìn VNĐ.
Đây cũng là tổng giá trị mà người khách nhận được trong giao dịch (định luật bào toàn "tiền": Ông chủ mất bao nhiêu thì người khách được bấy nhiêu).
Khi người chủ tiệm mất 500 nghìn VNĐ thì một người khác sẽ nhận được 500 nghìn VNĐ (vì người hàng xóm không nhận được gì nên số tiền này sẽ chỉ "rơi vào tay" vị khách. Ảnh: Currency Exchange
Trường hợp 2: Người khách đưa tờ 500 nghìn VNĐ thật nhưng ông chủ cầm một tờ 500 nghìn VNĐ giả (có thể do vô tình nên ông cũng không biết sang tiệm kế bên để đổi).
Rất ít lời giải trên mạng xét tới trường hợp thứ hai này, vì rất có thể khi đó cửa tiệm đá quý chỉ có toàn tờ mệnh giá 500 nghìn VNĐ nên phải đi đổi tiền nhỏ hơn, nhưng ông chủ này để tờ tiền khách đưa lại ở quán và cầm một tờ khác đi đổi.
Khi đó, cũng xét tương tự hai mối quan hệ giao dịch trao đổi tiền như ở trường hợp 1:
1. Ông chủ cửa hàng và khách
Ông chủ cửa hàng nhận được 500 nghìn VNĐ thật từ khách, người khách nhận được chiếc vòng thật trị giá 300 nghìn VNĐ và 200 nghìn VNĐ tiền thối lại (tổng là 500 nghìn VNĐ). Giao dịch này là một giao dịch thông thường, công bằng (không ai mất ai lời).
2. Ông chủ cửa hàng và chủ tiệm hàng xóm kế bên cho mượn tiền
Do ông chủ cửa hàng đá quý cầm một tờ 500 nghìn VNĐ giả (giá trị 0 nghìn VNĐ) sang đổi nên mất tờ tiền này cùng với 500 nghìn VNĐ thật trả lại cho người hàng xóm (sau khi người này phát hiện ra tiền giả và sang đồi lại tờ thật).
Hay ông mất tổng cộng: 0 nghìn VNĐ (tờ tiền 500 nghìn VNĐ giả) + 500 nghìn VNĐ thật bồi thường = 500 nghìn VNĐ.
Còn người hàng xóm ban đầu mất tờ 500 nghìn VNĐ thật nhưng cũng đã đòi lại sau đó, vậy đây là một giao dịch mà ông không bị lỗ cũng không được gì (nên ông chủ cửa hàng đá quý cũng không mất gì nếu lấy lại tờ 500 nghìn VNĐ giả).
Kết luận: Trong trường hợp hai có sự xuất hiện của tờ tiền giả (do ông chủ tiệm đá quý đưa vào vòng giao dịch nhưng đã bị loại khỏi vòng giao dịch khi người hàng xóm phát hiện). Vậy đây là một giao dịch bình thường (ông chủ đá quý không mất mát gì sau khi bán sợi dây chuyền).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đổ giấm lên thịt, nhận ngay lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ ngờ tới
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi