I. Đặc tính cây cỏ mực
Cây cỏ mực mọc tự nhiên rất dễ sinh trưởng nên đây là một trong những nguồn thảo dược quý “rẻ tiền” nhưng có rất nhiều công hiệu đối với sức khỏe con người.
Chúng được biết đến với tên gọi dân gian cây nhọ nồi hay cây hạn liên thảo trong đông y. Loài cây này được xếp vào các vị thuốc nam được sử dụng lâu đời để chữa các bệnh thường gặp an toàn và hiệu quả.
Cây cỏ mực mọc ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc, loại cây này thuộc thân thảo với chiều cao trung bình từ 0,2 – 0,4m, thậm chí có trường hợp cao đến 0,8m. Thân cây mọc thẳng đứng với các cây mọc bò theo đám với nhau.
Đặc trưng của cây cỏ mực so với các loại cây khác đó là thân và lá của chúng có lông trắng cứng, thưa. Phần thân có màu nâu nhạt hoặc hơi đỏ tía, lá có răng cưa cạn hoặc không với 2 mặt đều có lông, chiều dài phiến lá khoảng 2,5cm x1,2cm.
Hoa có màu trắng mọc thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành, là loại họa lưỡng tính bên trong và hoa cái bên ngoài. Quả có 3 cạnh màu đen dài chững 3mm với đầu cụt.
Đặc trưng của loại cây này đó là tất cả các bộ phận của chúng đều có thể sử dụng làm thuốc được từ thân, lá, rễ, quả. Có thể sử dụng chúng dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Trong đông y đây là loại cây có vị ngọt, đắng nhẹ, tín lương an toàn đối với cơ thể nên có thể chữa được rất nhiều loại bệnh hàng ngày.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong cỏ mực có chứa tinh dầu, chất đắng, carotene, tannin và ancaloit gọi là ecliptin. Cùng với đó là chất wedelolacton là một chất curmarin lacton và tách được chất demetylwedelacton và một flavonozit.
Ngoài ra, trong thành phần của cây cỏ mực còn chứa thành phần giống như vitamin K có tác dụng chống discumarin, chống chảy máu tử cung, không gây tăng huyết áp cũng như giãn mạch.
II. Tác dụng của cây cỏ mực
Từ xa xưa trong dân gian cây cỏ mực được sử dụng phổ biến hàng ngày để trị rất nhiều bệnh. Việc sử dụng cỏ mực để chữa bệnh được áp dụng nhiều trong các bài thuốc đông y và thuốc nam. Dưới đây là một số tác dụng của cây cỏ mực các bạn nên biết để sử dụng loại thảo dược này có hiệu quả.
Dùng để chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon giúp tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể.
1. Cây cỏ mực trị ho, các bệnh hô hấp
Từ xa xưa cây cỏ mực được sử dụng để chữa ho hen, ho lao, viêm họng. Cỏ mực có hiệu quả khá tốt trong việc chữa trị viêm họng với các triệu chứng như đau họng, sưng tấy nuốt bị đau. Chỉ cần sắc kết hợp với một số vị thuốc khác uống hàng ngày đã có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
2. Cây cỏ mực hạ sốt
Là loại cây có tính hàn nên chúng có khả năng hạ sốt cao nhanh chóng, đặc biệt an toàn trong trường hợp trẻ em hoặc bà bầu không sử dụng kháng sinh được.
3. Cầm máu
Đối với các vết thương chảy máu có thể dùng trực tiếp cỏ mực tươi giã nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu nhanh chóng.
4. Cây cỏ mực trị mụn, bệnh ngoài da
Với các đặc tính của mình cây cỏ mực có thể chữa một số bệnh ngoài da khá hiệu quả như mề đay, sốt phát ban và trị mụn. Cách sử dụng của chúng cũng khá đơn giản khi có thể dùng trực tiếp xoa lên vùng da hoặc sắc cùng với các vị thuốc khác để uống. Có người còn sử dụng để chữa các bệnh nấm ngoài da, thuốc hỗ trợ mọc tóc.
5. Chữa gan nhiễm mỡ
Với đặc tính hàn cỏ mực khá hiệu quả trong việc trị các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, việc lưu thông khí huyết bên trong. Do đó, với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể sử dụng loại thảo dược này để hỗ trợ điều trị.
6. Các bệnh xuất huyết nội tạng
Với tác dụng chỉ huyết (cầm máu) có mực có thể chữa được các bệnh chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh, viêm gan mạn…
Cỏ mực có khả năng cầm máu nhanh chóng
7. Cây cỏ mực làm đẹp da
Trong dân gian cây cỏ mực có tác dụng làm đẹp da, tránh vàng da, nhưng thực tế từ y học thì chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này
8. Cây cỏ mực chữa suy thận
Với người bị suy thận giai đoạn đầu thì có thể dùng cỏ mực và đỗ đen để hỗ trợ chữa trị bệnh
9. Cây cỏ mực chữa bệnh trĩ, rong kinh
Cây cỏ mực được biết đến là loại thảo dược chữa viêm loét vết thương, cầm máu, nhanh lành. Vì vậy chúng rất có ích khi chữa rong kinh hay bệnh trĩ
III. Cỏ mực trị bệnh gì?
Các bài thuốc cụ thể chữa bệnh từ cây cỏ mực được sử dụng trong dân gian có thể tham khảo:
1. Chữa gan nhiễm mỡ
Bài 1: 30g cỏ mực, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày.
Bài 2: Cỏ mực, cát căn mỗi vị 30g, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả, chỉ củ tử, bồ công anh mỗi vị 15g. Sắc lấy nước uống hết thay nước hàng ngày. Đây là bài thuốc dành riêng cho những người bị gan nhiễm mỡ do uống rượu bia.
Bài 3: 30g cỏ mực, 20g nữ trinh tử, đương quy, trạch tả mỗi vị 15g, đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang. Sử dụng chữa gan nhiễm mỡ do tăng cân, béo phì.
2. Chữa chảy máu cam
Sắc nước uống trong ngày gồm các loại sau: 20g cỏ mực, 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất. Uống liên tục 2-3 ngày sẽ khỏi.
3. Chữa viêm họng
Bài thuốc này gồm: 20g cỏ mực, 20g bồ công anh, 16g kim ngân, 12g hạt rẻ quạt, 16g cam thảo đất. Để có hiệu quả sử dụng liên tục 3-5 ngày.
4. Chữa sốt cao
Cỏ mực, củ sắn dây, sài đất mỗi vị 20g, 12g ké đầu ngựa, cây cối xay và cam thảo đất mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
5. Chữa mề đay
Sử dụng các thảo dược sau: cỏ mực, lá xương xông, lá huyết dụ, lá diếp cá, lá dưa chuột, lá khế, lá nhài đem giã nát rồi vắt lấy nước cho người bệnh uống, bã dùng để xoa hoặc đắp lên người.
6. Chữa sốt phát ban
Lấy 60g cỏ mực sắc lấy nước uống ngày 1 thang, uống làm 2-4 lần trong ngày.
7. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
Cỏ mực, cỏ mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, đem thái nhỏ các vị, sao vàng hạ thổ. Cho 3 bát nước dừa vào nấu còn 8 phân, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
8. Chữa bạch biến, lang ben
Cỏ mực, hà thủ ô mỗi thứ 30g, đương quy, xích thược, bạch truật mỗi vị 10g, 12g bạch chỉ, đan sâm đảng sâm mỗi loại 15g, thiền thoái 6g. Sắc lên uống liên tục trong vòng từ 3-5 ngày sẽ nhận thấy hiệu quả.
9. Trị Eczema trẻ em
Lấy 50g cỏ mực, 50g sắc lấy nước cô đặc, rồi bôi trực tiếp lên chỗ đau. Sau 2-3 ngày bệnh sẽ chuyển, các dấu hiệu dịch rỉ giảm, bớt ngứa, đóng vẩy sau 1 tuần là khỏi.
10. Chữa sốt xuất huyết nhẹ
Cỏ mực, củ hoặc lá sắn dây mỗi vị 20g, lá trắc bá, hoa hòe đều sao đen mỗi vị 12g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày 1 thang.
IV. Lưu ý khi sử dụng
Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc từ cây cỏ mực cho phụ nữ có thai để tránh gây tình trạng băng huyết dễ gây ra xảy thai.
Do tính hàn nên không sử dụng cho người âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy.
Ngoài ra, đây là các bài thuốc dân gian nên chỉ sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, với bệnh nặng hãy cân nhắc trước khi dùng.