Cây huyết dụ là gì?
Cây huyết dụ hay còn được biết đến với tên gọi khác như cây phát dụ, cây long huyết. Tên huyết tiếng Anh là Cordyline frnomosa, thuộc họ Huyết dụ. Huyết dụ là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây.
Huyết dụ là cây có thân mảnh, cây trồng lâu năm, cao 1-3m, tán cây phân nhánh. Toàn thân mang nhiều vết sẹo do lá đã rụng. Lá cây mọc thành lùm ở trên đỉnh, dạng hình mác rộng, có màu xanh hoặc màu đỏ huyết dụ, phần đuôi lá bao lấy thân. Lá không có cuống, dài 20-35cm, hẹp 1-4cm.
Hoa mọc nhiều trên đỉnh, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt hoặc huyết dụ, thường nở vào đông xuân. Bầu 3 ô, mỗi ô chứa 1 huyết dụ noãn và vòi. Quả mọng hình cầu, màu đỏ. Ở nước ta có 2 loại huyết dụ là huyết dụ lá đỏ cả hai mặt và huyết dụ lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc nhưng loại hai mặt đỏ được sử dụng nhiều hơn.
Cây huyết dụ phân bố rải rác khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và được trồng làm cảnh phổ biến trên khắp nước ta, thường được thu hái vào mùa hè.
Cây có màu sắc nổi bật từ thân và lá
Tác dụng của cây huyết dụ
Theo Đông y, loại cây này có vị ngọt, huyết dụ bình, tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán máu ứ, định thống. Do đó, nó rất tốt cho máu, bổ huyết, cầm máu. Ngoài ra, nó có tác dụng giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu. Huyết dụ có thể dùng tươi hoặc dùng khô.
- Chữa sốt xuất huyết
Lấy mỗi thứ 10-16g gồm lá huyết dụ, hoàng bá, huyền sâm, hạt muồng sao, sinh địa, đơn bì, có nhọ nồi, ngưu tất, đan sâm, xích thược, trắc bá sao. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Trị kinh nguyệt không đều
Lấy 30g lá huyết dụ và 30g vỏ rễ cây râm bụt. Sắc lấy nước uống mỗi ngày, cho đến khi huyết dụ trạng kỳ kinh đều thì dừng lại.
- Trị trĩ nội, hậu môn bị lở loét
Dùng 30g lá huyết dụ tươi, 20g lá sống đời, 20g xích đồng nam. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
- Chữa ho ra máu
Lấy 10g lá huyết dụ, 8g cây rẻ quạt, 4g thài lài huyết dụa, 4g trắc bách diệp sao đen, tất cả đem phơi khô. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chảy máu cam, chảy máu dưới da
Dùng 30g lá huyết dụ, 20g cỏ nhọ nồi và 20g lá trắc bách diệp sao cháy, đun lấy nước, uống cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.
- Trị đi huyết dụ ra máu
Lấy 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cây rang, 10g lá lẩu, 10g lá cây muối, 10g lá huyết dụ dê, tất cả rửa sạch, tráng qua nước sôi và để ráo, giã nát vắt lấy nước cốt uống.
- Chữa chứng rong kinh, băng huyết
Dùng 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài tồn tại của quả mướp, 8g rễ cỏ gừng, rửa sạch, thái nhỏ. Cho vào sắc cùng 300ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
- Chữa đại huyết dụ ra máu tươi
Cho 20g lá huyết dụ, 15g cỏ nhọ nồi, 15g rau má khô, 10g khổ sâm. Đun với 700ml nước cho đến khi còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày.
- Chữa bệnh á sừng
Lấy nửa nắm lá huyết dụ, 1 nắm lá đinh lăng. Rửa sạch nấu với 600ml nước cho đến khi còn 300ml thì thêm ít cam thảo vào. Chia uống trong ngày, uống liên tục 5-7 ngày.
- Điều trị phong thấp đau nhức
Dùng 30g cả rễ, lá, hoa của cây huyết dụ, 15g huyết giác. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Chữa kiết lỵ
Lấy 20g lá huyết dụ tươi, 20g rau má tươi, 12g cỏ nhọ nồi tươi. Rửa sạch, để ráo, giã nát vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.
- Trị trĩ nhẹ
Dùng 20g lá huyết dụ tươi rửa sạch, đun với 200ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống trong ngày.
Lưu ý: Các bài thuốc trị bệnh trên đây mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng liều lượng, phương pháp và tùy theo thể trạng cần có sự tham khảo, tư vấn của các chuyên gia.
Ý nghĩa phong thủy của cây huyết dụ
Đây là loại cây được cho là không chỉ mang lại may mắn cho gia chủ mà còn có tác dụng như một thần giữ của, bảo vệ gia tài cho chủ nhân về mặt tâm linh. Để cây trong nhà còn mang ý nghĩa không cho ma quỷ tấn công, diệt trừ tà ma xâm nhập bảo vệ sự bình an cho gia chủ.
Bạn có biết lá thường được dùng để làm váy hula hoặc treo trong các góc ở ngôi nhà tại đất nước Hawaii? Nó không chỉ được dùng để trang trí mà nó còn mang một sức mạnh tâm linh lớn.
Cách trồng và chăm sóc
Không phải là một cây kén đất kén nước, huyết dụ dễ dàng phát triển trong môi trường khí hậu nhiệt đới, ngay cả khi thiếu thốn về không gian hay nguồn nước. Tuy nhiên, để cây nhanh chóng phát triển và có tuổi thọ lâu dài bạn cần chú ý tới một số điểm về cách trồng và chăm sóc như sau.
- Cách trồng: Môi trường trồng cây huyết dụ nên ỏ những phần đất màu mỡ, thoát nước tốt hoặc môi trường trồng trong chậu và không gian trong có ít nhất 36 inch. Bạn nên trồng trong không gian bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp hoặc cường độ ánh sáng quá lớn sẽ khiến cây nhanh chóng héo úa. Nếu bạn có ý định trồng cây trong nhà, hãy giữ nó ở một nơi có ánh sáng và không bị chiếu trực tiếp, có thể gần cửa sổ, hành lang, ban công có mái che…
- Cách chăm sóc: Việc chăm sóc cho cây huyết dụ quan trọng nhất là phần tưới nước. Bạn có thể tưới và giữ độ ẩm cho cây ở môi trường đất xung quanh cây. Thời gian đầu khi trồng cây, bạn nên thực hiện việc tưới tiêu đều hơn, có thể 2-3 lần/ngày để cây phát triển bộ rễ. Bón phân hàng tháng bằng phân bón hòa tan trong nước pha loãng. Trong những tháng mùa đông, bạn có thể giảm tần suất bón phân xuống hai tháng một lần hoặc ít hơn. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh như đốm lá, sâu bệnh như rệp sáp hoặc nhện nhện. Thực hiện cắt bỏ bất kỳ lá bị hư hỏng sạch bên cạnh thân cây, loại bỏ những chiếc lá già nhất ở gốc cây khi chúng có màu vàng