Đời sống

Cây rau mùi - Thuốc thúc sởi, hỗ trợ tiêu hóa

Rau mùi rất có ích trong những trường hợp sởi mới mọc hay chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy bụng.

Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa / Thành phố nào đang đắt đỏ nhất châu Á?

Cây mùi (Hình minh họa: antropocene.it)

Cây mùi (Hình minh họa: antropocene.it)

Theo Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc, cây mùi còn có tên gọi khác là hồ tuy hay nguyên tuy, là loại cây dạng thảo nhỏ mọc hàng năm. Bộ phận dùng làm thuốc của cây rau mùi bao gồm quả và hạt với nhiều công dụng như thúc sởi đậu mọc hay làm thuốc giúp cho tiêu hóa.

Theo đó, cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. Người ta chủ yếu dùng bài thuốc này trong các trường hợp sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít. Phương pháp tiến hành như sau: Lấy từ 100 đến 150g hạt rau mùi tươi (hoặc cả thân lá) giã nát, sắc nước sôi độ 5 phút, sau đó đem xoa, ấn vào tay chân và thân mình trẻ (theo thứ tự lưng trước, bụng sau, trên trước, dưới sau), chú ý không để trẻ bị lạnh. Cũng có thể dùng 80g hạt mùi tán nhỏ, trộn với 100ml rượu và 100ml nước, đun sôi, lọc bỏ bã sau đó phun vào người bệnh nhi trừ mặt (để nước thuốc hơi ấm mà dùng). Với bài thuốc uống, lấy 12g hạt mùi sắc nước, uống ấm với liều từ 1 đến 2 lần một ngày.

Với chứng rối loạn tiêu hóa, bụng đầy đau do thực tích, có thể dùng bài thuốc hồ tuy 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g, sắc nước uống.

Một số bài thuốc khác có cây mùi trong y học dân gian:

 

- Chữa cạn sữa ở phụ nữ sau sinh đẻ: Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày.

- Trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa, nốt đen sẽ mất dần.

- Trị bệnh lòi dom: Quả mùi đốt hun khói xông hậu môn.

- Trị chứng buồn nôn, ợ hơi: Dùng hạt hồ tuy, hạt củ cải, mỗi thứ 40g, tán bột mịn trộn lẫn, mỗi lần uống từ 4 đến 8g, ngày 2 lần.

- Phòng bệnh sởi: Sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 - 10 ngày.

 

Lưu ý: có một số trường hợp không nên dùng vị thuốc này là bệnh sởi khi sởi đã mọc đều hay đang trong thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Cây mùi cũng không được khuyên dùng đối với các trường hợp mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược. Bệnh nhân có loét dạ dày lưu ý không dùng uống trong.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm