Cha mẹ nguyện cả đời nằm đất, cho con ngủ giường chăn ấm nệm êm
Bố mẹ không cho tôi yêu vì anh có hình xăm trên người / Bố mẹ sợ tôi lấy chồng người nước ngoài sẽ khổ
Cách đây 11 năm, ông bà Thịnh, ở làng nhỏ thuộc tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch lên phố, ông bà bán đi một mảnh vườn để lấy tiền xây nhà cấp 4 cũ kỹ thành căn nhà 3 tầng đàng hoàng, có phòng riêng tươm tất đợi con trai lấy vợ. Tuy nhiên, khi căn nhà xây xong, cậu Tú - con trai duy nhất của ông bà Thịnh lại muốn mở lớp dạy học đàn tại nhà, chưa muốn lập gia đình ngay.
Ông bà Thịnh tự hào cho biết, anh Tú có 2 tấm bằng Cử nhân và Thạc sỹ về nhạc họa và quản lý xã hội. Hơn 9 năm trở lại đây, anh Tú mở lớp dạy nhạc tại nhà, ngày nào cũng có hơn chục học sinh nhiều lứa tuổi đến học đàn. Chính vì vậy mà căn nhà xây xong có 4 phòng ở, thì 3 phòng còn lại đều được tận dụng cho anh Tú mở lớp dạy đàn. Phòng duy nhất còn trống trong nhà là phòng ngủ của anh Tú. Đó là lý do cả ông bà Thịnh và anh Tú đều ngủ chung một phòng duy nhất trong nhà.
Ông Thịnh bộc bạch: "Hồi trẻ tôi đi bộ đội về, rồi được nhận vào làm bảo vệ cho Hợp tác xã. Có đồng lương nào, tôi đều đưa lại cho vợ giữ hết. Tôi không có lương hưu nên nhiều năm nay, mỗi lúc cần mua viên thuốc hay nạp thẻ điện thoại, tôi đều phải xin thằng Tú". Ông Thịnh cho biết, những lần ông đi khám bệnh, tiền thuốc thang bao nhiêu đều do anh Tú chi hết. Trước khi đi viện, anh Tú đưa cho bố 200 nghìn đồng, đủ cho tiền xe ôm hoặc tắc xi. Tú tính chi li, chính xác đến từng nghìn, vì vậy ông Thịnh chẳng bao giờ có thừa đồng nào. Giả sử đi đường ông muốn đổ xăng xe cũng phải móc túi xem có thể mua được mấy phần bình xăng bằng số tiền còn lại.
Tôi lân la bên bà Thịnh cùng nhặt mớ rau vừa hái ở vườn về, bà thành thật giải thích: "Tôi ngủ dưới nền nhà như thế từ hồi còn ở nhà cấp 4 cũ. Lúc xây xong nhà mới cũng tính có phòng ngủ riêng, nhưng thằng Tú mở lớp dạy nhạc tại nhà, thành thử tôi lại nằm dưới sàn, cạnh giường con ngủ nhiều năm quen rồi. Chỉ cốt làm sao cho con trai mình ngon giấc. Còn tôi và ông ấy già rồi, ngủ thế nào chẳng được". Nói thế, nhưng bà Thịnh cũng không giấu nổi nghẹn ngào: "Những ngày hè bật điều hoà cũng mát hơn, nằm chiếu dễ ngủ hơn. Nhưng vào mùa đông, dù đã trải tấm nệm rồi, nhưng ngày nào nhiệt độ thấp, gió lùa qua khe cửa lạnh buốt, nhiều đêm tôi đắp chăn bông mà vẫn khó ngủ lắm".
Ngần ngại mãi, cuối cùng bà Thịnh cũng bật mí: "Chuyện tình cảm của tôi và ông ấy cũng chán lắm, tẻ nhạt từ nhiều năm rồi. Từ ngày chưa có nhà mới, tôi và ông ấy cũng chẳng có giường nằm, vì giường cũng để dành cho con. Lúc xây nhà mới, có nệm êm nhưng mùa đông tôi và ông ấy cũng mỗi người 1 chăn, mỗi người một góc chia đôi phân nửa rõ rệt. Mùa hè cũng mỗi người một góc chiếu, nằm cạnh nhau cốt chỉ để ngủ cho đủ giấc qua đêm".
Tôi ăn bữa cơm đạm bạc với ông bà Thịnh, rồi đem theo bao nỗi băn khoăn, ái ngại cho cuộc sống gia đình ông bà Thịnh ra về. Tôi không hiểu sao anh Tú là người được học nhiều, hiểu biết rộng và thành đạt thế, nhiều năm anh được ngủ chăn ấm, nệm êm nhưng lại chưa một lần xót xa khi thấy bố mẹ già nằm co ro trong đêm lạnh ngay dưới chân chiếc giường của mình? Bao đêm dài cha mẹ già trở mình, thở dài ngao ngán nằm ở manh chiếu mỏng dưới sàn nhà, lẽ nào anh Tú chẳng bao giờ nghĩ rằng bản thân là thanh niên, sức dài, vai rộng có thể đổi nơi ngủ, nhường cho cha mẹ già chiếc giường duy nhất trong nhà để có giấc ngủ ngon?.
Trên đời này, tấm lòng cha mẹ già dành cho con cái chẳng bao giờ đo đếm được. Ông bà Thịnh nay đã ngoài60 tuổi, cả đời chăm lo, nuôi con khôn lớn trưởng thành, đến giờ già rồi ông bà vẫn hy sinh tất cả cho cậu con trai phát triển sự nghiệp tại nhà, hy sinh cả hạnh phúc riêng tư để dành cho con chiếc giường êm ấm nhất. Tuổi già, chắc hẳn ai cũng ước ao lúc mỏi mệt, đau ốm hay lúc trái gió trở giời được ngả lưng trên chiếc giường hay nghỉ ngơi trong căn phòng nhỏ của riêng mình - điều đơn giản ấy, lại khá xa vời với ông bà Thịnh.
Liệu có phải, sự nuông chiều, cung phụng quá đáng với người con trai duy nhất trong gia đình ông bà Thịnh đã thành thói quen được hưởng thụ từ nhỏ với anh Tú, nên anh chưa bao giờ mảy may lo nghĩ cho cha mẹ mình? Trách anh Tú, nhưng tôi vô cùng cảm phục tấm tình cha mẹ già của ông bà Thịnh. Bao năm qua, ông bà vẫn âm thầm hy sinh tất cả cho con có những đêm ngon giấc, có sức khoẻ.
Trong suốt câu chuyện của mình, những điều tôi băn khoăn, thắc mắc, thậm chí cảm thấy se sắt lòng lại chẳng khiến ông bà Thịnh nề hà hay chạnh lòng chút nào, về đòi hỏi cho riêng mình một đêm được ngủ ngon giấc trên chiếc giường êm ấm, trong chính căn nhà mà cả đời ông bà mới xây dựng được. Nước mắt cha mẹ già bao đời nay vẫn lặng lẽ chảy xuôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người